Nhiều loại trái cây Việt Nam có thể sản xuất được quanh năm nhưng lại phải nhập khẩu như sầu riêng, măng cụt, bòn bon, cam, quýt, táo…
Theo Bộ NN&PTNT, năm nay giá trị xuất khẩu rau quả của nước ta đạt mức kỷ lục trên 3,1 tỷ USD, tăng 43% so cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là những thị trường hàng đầu trong số 86 quốc gia trên thế giới có nhập khẩu trái cây Việt Nam.
Tuy giá trị xuất khẩu trái cây của nước ta tăng hơn 1,2 lần/năm nhưng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này vẫn còn ở mức cao.
Năm nay, giá trị nhập khẩu rau quả của cả nước vượt mốc 1 tỷ USD. Đáng chú ý, tại vùng ĐBSCL có nhiều loại trái cây có thể sản xuất được quanh năm nhưng lại phải nhập khẩu như sầu riêng, măng cụt, bòn bon, cam, quýt, táo.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, dù kim ngạch nhập khẩu rau quả của nước ta liên tục tăng, nhưng giá trị nhập khẩu vẫn cao hơn. Thời gian tới, ngành rau quả cần hướng đến giảm tối đa nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu.
“Việt Nam vẫn phải nhập một số loại trái cây từ Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Australia, Nam Phi. Tuy nhiên, so sánh tốc độ tăng trưởng giữa xuất khẩu và nhập khẩu, xuất khẩu luôn cao hơn nhưng tỉ lệ nhập khẩu đang tăng lên rất nhanh”, ông Sơn chỉ rõ./.
Theo Nhật Trường/VOV
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.