Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 8 năm 2018 | 14:21

Quảng Nam tìm giải pháp cứu đàn voọc chà vá chân xám

Quảng Nam đang lên phương án mua đất rừng của người dân để trồng các loại cây bản địa mở rộng vùng sống cho đàn voọc chà vá chân xám.

Sáng 09/8, ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam dẫn đầu đoàn công tác đã đi thực địa khu vực sống của đàn voọc chà vá chân xám tại khu vực núi Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành.
 
Ông Lê Trí Thanh, PCT UBND tỉnh Quảng Nam (đứng giữa) thị xác khu vực sống của đàn voọc.
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (đứng giữa) thị sát khu vực sống của đàn voọc.

 

Đoàn công tác tới khu vực núi Hòn Dồ, nơi đàn voọc chà vá chân xám đang sinh sống. Tại đây, đoàn công tác ghi nhận có 3 cá thể voọc đang đi ăn trên những ngọn cây.
 
Sau khi đi thị sát, đoàn công tác đã có buổi làm việc với các đơn vị chức năng để nghe những giải pháp để bảo vệ đàn voọc.
 
Quần thể voọc chà vá chân xám tại khu vực núi Hòn Dồ có khoảng 20 cá thể với ít nhất 2 đàn. Chúng sống trong tổng diện tích rừng tự nhiên khoảng 10,54 ha, là một dãy rừng hẹp.
Voọc chà vá chân xám ở khu vực Hòn Dồ khoảng 20 cá thể.
Voọc chà vá chân xám ở khu vực Hòn Dồ khoảng 20 cá thể.

 

Ông Lê Trí Thanh cho biết, đàn voọc chà vá chân xám sống ở khu vực núi Hòn Dồ trong phạm vi quá nhỏ, được bao quanh và bị chia cắt bởi các rừng keo của người dân, các khu công nghiệp tại địa phương nên việc phát triển, sinh trưởng của đà voọc bị chia cắt, ảnh hưởng đến môi trường sống. Muốn bảo vệ, phát triển đàn voọc, cần tuyên truyền cho người dân hiểu về sự nguy cấp của loại linh trưởng này. Cần tăng cường các đội, nhóm bảo vệ đàn voọc để chấm dứt tình trạng săn bắn của người dân vùng khác đến. Ngoài ra, trồng lại rừng giúp việc di chuyển thuận lợi và đảm thức ăn cho đàn voọc.
 
Được biết, voọc chà vá chân xám có tên khoa học là Pygathrix cinerea, đây loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở khu vực trung Trường Sơn, trên địa bàn 05 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai.
 
Chà vá chân xám nằm trong danh sách các loài cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và là một trong 25 loài linh trưởng bị đe dọa nhất thế giới. Số lượng của quần thể ước khoảng 550 - 700 con.
 
Năm 2016, Tổ chức Động Thực vật Hoang dã Quốc tế Fauna & Flora International đã công bố việc phát hiện quần thể 500 cá thể chà vá chân xám và nâng tổng số lượng loài này lên 1.000 con.
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top