Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 3 năm 2018 | 22:43

Rầm rộ nuôi chim yến ở Phước Long

KTNT - Hai năm trở lại đây, người dân thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước đua nhau xây nhà nuôi chim yến. Mang lại giá trị kinh tế cao, không tốn nhiều công chăm sóc, mô hình kinh tế này đang được phát triển mạnh ở địa phương.

KTNT - Hai năm trở lại đây, người dân thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước đua nhau xây nhà nuôi chim yến. Mang lại giá trị kinh tế cao, không tốn nhiều công chăm sóc, mô hình kinh tế này đang được phát triển mạnh ở địa phương.

Đua nhau nuôi yến

Chạy dọc theo các con đường trên địa bàn thị xã Phước Long, thỉnh thoảng lại thấy những căn nhà cao tầng nuôi chim yến, chưa kể còn nhiều những căn khác cũng đang được xây dựng dở dang. Theo chị Trần Thị Tuyết Nhung, chuyên viên Phòng Kinh tế thị xã Phước Long, từ năm 2014, mô hình nuôi chim yến phát triển mạnh ở địa phương và mạnh nhất là hai năm trở lại đây. Trong đó, phường Long Thủy là nơi tập trung nuôi nhiều nhất.

Hai năm trở lại đây, người dân thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước đua nhau xây nhà nuôi chim yến
Thời gian đây, người dân thị xã Phước Long đua nhau xây nhà nuôi chim yến

Bà Duy Thị Mai (khu 4, phường Long Thủy), một người nuôi yến lâu năm chia sẻ: “ Nhà tôi nuôi yến đã nhiều năm nay. Chúng tôi xây nhà lên rồi lắp đặt máy móc kêu yến về, chỉ sau 1-2 năm là thu hoạch. Đến năm thứ 3 là đã có thể thu hồi vốn, năm thứ tư là đã có lời. Nuôi yến không phải bỏ công chăm sóc, nhưng thu nhập đem lại khá cao”.

Không phát triển mạnh như phường Long Thủy, nhưng hoạt động nuôi yến tại hai phường Long Phước và Thác Mơ cũng diễn ra sôi nổi trong hai năm trở lại đây. Theo quan sát của chúng tôi, chỉ riêng trên địa bàn Phường Thác Mơ đã có hơn 10 nhà nuôi yến.

Nghề hốt bạc

Ông Đặng Xông Pha - chủ một nhà yến tại phường Long Thủy, cho biết: “Tôi bắt đầu nuôi yến từ năm ngoái, nay đã chuẩn bị thu hoạch, ước tính bây giờ có khoảng 200 tổ yến. Sắp tới, tôi có ý định xây thêm nhà yến”. Theo ông Pha, giá bán yến sào thô trên thị trường hiện bình quân khoảng 24 triệu đồng/kg, một tháng thu vài ba ký là có thể “sống khỏe”.

Hiện nay, thu nhập bình quân của hộ nuôi chim yến mới khai thác và không sơ chế từ 60 - 100 triệu đồng/năm, hộ đã khai thác lâu năm dao động từ 400 - 500 triệu đồng/năm với sản phẩm chưa sơ chế, 600 - 800 triệu đồng/năm với sản phẩm đã qua sơ chế. Như vậy, nghề nuôi chim yến có thu nhập rất cao.

dsc00202.JPG
Mô hình nuôi yến đang được phát triển mạnh ở địa phương

Ông Đàm Văn Phức (khu 5, phường Thác Mơ), chia sẻ: “Tôi nuôi yến từ tháng 6/2016, nay đã có yến để thu với mức trung bình 0,5kg/tháng. Nuôi chim yến rất khỏe, không phải bỏ công nhiều nhưng giá trị cao”.

Theo Phòng Kinh tế thị xã Phước Long, hiện tỉnh Bình Phước vẫn chưa có chủ trương mở rộng phát triển mô hình kinh tế này và cũng không định hướng phát triển, do người dân chủ yếu xây nhà yến ngay trong khu dân cư. Hiện địa phương vẫn quản lí theo hướng đảm bảo người dân bảo vệ vệ sinh môi trường, không để hàng xóm xung quanh phản ánh về phân chim yến hay tiếng ồn để tránh dịch bệnh hay ô nhiễm môi trường./.

Việt Hà
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top