Nếu như tại TP.Hồ Chí Minh, trào lưu ăn rau rừng đã xuất hiện từ cách đây vài năm, thậm chí mặt hàng này đã chen chân vào siêu thị thì tại Hà Nội, xu hướng này mới rộ lên thời gian gần đây.
Không bày bán ra chợ hay ngoài vỉa hè như nhiều nông sản thông thường, các loại rau đặc sản này chỉ được một số người cung cấp theo đơn đặt hàng và phần nhiều là bán qua các gian hàng online hay các đại lý, cửa hàng bán rau – thực phẩm sạch.
Rau bò khai, đặc sản vùng cao Hà Giang. |
Tiếp cận cửa hàng BigGreen, chuyên bán rau sạch trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội), các loại rau rừng với những tên khá lạ đều có giá cao gấp 4 – 5 lần so với rau quả bán tại các chợ như: khởi tử, bò khai, lá giang, đọt chiết, rau vị, rau nhái, lá cóc non…
Bà Lương Thành Long, quản lý cửa hàng, cho biết: "Gần Tết, nhu cầu rau, củ, quả sạch tăng cao tới 200 – 300% so với ngày thường, tăng 400 – 500% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, xu hướng mới năm nay là mọi người thường đặt cửa hàng làm giỏ quà Tết bằng các loại rau rừng khác nhau, với mức giá từ 600.000 đồng trở lên".
Trong đó, đắt hàng nhất là bò khai (99.000 đồng/kg, thường xào với mỳ, tỏi, nấm, dầu hào,…), rau rừng Gia Lai (85.000 đồng/kg) hay rau thơm để ăn sống cùng bánh tráng miền Tây (90.000 đồng/kg, bao gồm lá cóc, lá vị, lá nhái…).
Không chỉ măng tây mà các loại rau rừng khác đều "cháy" hàng. |
“Để đảm bảo rau vẫn còn tươi nguyên như vừa mới hái ở trên cây xuống, với các loại rau thơm này, Công ty Biggreen phải chuyển trực tiếp bằng đường hàng không từ Tây Ninh ra Hà Nội. Mỗi ngày, cửa hàng bán được 40 – 50kg rau rừng. Nhu cầu mua rau rừng làm quà Tết đã bắt đầu đông từ cách đây 1 tuần, nhiều đơn đặt hàng đã được đặt trước để “giữ phần” và tới tầm 20 đến 28 Tết, chúng tôi sẽ chuyển hàng cho khách”, bà Long nói.
“Hơn nữa, sau hàng loạt scandal về thực phẩm bẩn, người tiêu dùng có thể mất lòng tin về độ an toàn của rau, củ, quả hàng ngày vẫn ăn, do đó, rau rừng trở thành lựa chọn lý tưởng vì rau được người dân Cao Bằng, Lạng Sơn hay Sơn La lên núi hái tự nhiên, hoàn toàn yên tâm về độ “sạch”. Vì vậy, chúng tôi không đủ hàng bán cho khách, nếu mua anh phải đặt trước vì 1 tuần chúng tôi chỉ về 2-3 lần”, một nhân viên bán hàng ở Biggreen cho biết.
Ngoài các loại ra thì củ, quả vùng cao cũng được giới thiệu bày bán. |
Không chỉ ở Biggreen, chị Lê Thị Ánh Nguyệt, chủ tiệm trên đường Lê Đức Thọ (Từ Liêm, Hà Nội), chuyên bán online đặc sản rau rừng cũng cho biết: Gần Tết, mỗi tháng, cửa hàng của chị bán được 5 – 6 tạ rau rừng, bao gồm cả những khách hàng tỉnh lẻ, ở xa như Quảng Ninh, thậm chí có khách còn đặt hàng chuyển sang nước ngoài”.
Nhất Nam
Trải qua mấy mươi năm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đã có nhiều cháu thành đạt, có cuộc sống ổn định, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em (CTXH-QBTTE) Thừa Thiên - Huế đã thắp lửa “sưởi ấm” cho nhiều phận đời kém may mắn, giúp họ vượt qua những rào cản, phát triển và hòa nhập cộng đồng.
Sáng nay (12/12), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tại buổi lễ, các cơ quan báo chí: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tiền Phong và Tạp chí Nhà Đầu tư đã đóng góp hỗ trợ cho Chương trình, với tổng kinh phí 200 triệu đồng…
Ngày 20/12, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Kế hoạch số 331 và triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 34 của Ban Thường vụ Thành uỷ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.
Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn huyện Kiến Xương phát triển tương đối ổn định. Tuy nhiên, một số trang trại chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, còn để xảy ra tình trạng phát tán mùi hôi gây bức xúc trong nhân dân. Người dân mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng trên để trả lại môi trường sống trong lành cho bà con.