Tại các đô thị lớn trong nước đặc biệt Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những áp lực lên hạ tầng giao thông là rất lớn. Điều này đã tác động đến thị trường bất động sản (BĐS) tại những đô thị này.
Theo nghiên cứu của Savills Việt Nam, hạ tầng giao thông tại Việt Nam đang chịu những tác động đối với thị trường BĐS. Cụ thể, tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội có tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông ở mức tương đương các thành phố đang phát triển, trong khi thấp hơn nhiều các đô thị hiện đại trong khu vực. Áp lực lên hạ tầng giao thông đang tăng lên khi thu nhập bình quân đầu người bước vào ngưỡng 3.000 - 10.000 USD/người/năm, theo quy luật phát triển đây là giai đoạn có tỷ lệ gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ sở hữu ô tô cá nhân. Theo đó, doanh số bán xe ô tô du lịch tăng trung bình 35%/năm trong 5 năm gần đây. Dự báo, số lượng xe du lịch sẽ gấp 3 lần vào năm 2025 tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cùng với sự tăng lên của mật độ dân số và khả năng hạn chế trong việc mở rộng hệ thống đường giao thông khu vực trung tâm, nguy cơ tắc nghẽn giao thông đang trở nên ngày càng hiện hữu.
Tuyến đường sắt trên cao Metro Bến Thành - Suối Tiên được xây dựng khiến giá trị của thị trường BĐS tăng cao
Việc gia tăng số lượng xe ô tô cá nhân đồng thời tạo áp lực về chỗ đỗ xe tại chỗ làm việc. Mức phí đỗ xe khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang ở mức cao hơn nhiều so với các thành phố khu vực như Bangkok, Manila hay Jakarta. Tuy nhiên, nhu cầu chỗ đỗ xe sẽ khó được đáp ứng khi tỷ suất sinh lợi của bãi đỗ xe đang thấp hơn so với các hạng mục phát triển khác như văn phòng cho thuê. Việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân ngày càng trở nên khó khăn khiến phương tiện giao thông công cộng trở thành sự lựa chọn trong tương lai. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang có tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng thấp nhất trong khu vực, mức độ ô nhiễm không khí cao. Hai thành phố đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển đường sắt đô thị, tương tự như trường hợp của Bangkok trong thập niên 1990.
Bangkok có thể coi là một mô hình khá thành công, có thể học hỏi trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư hệ thống giao thông công cộng, từ đó giải quyết các vấn về giao thông đô thị và ô nhiễm không khí. Việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt đường sắt đô thị có thể tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường BĐS. Mô hình phát triển quanh điểm trung chuyển (TOD) có thể là một hướng đi mới, chủ đạo trong tương lai với các hạng mục như nhà ở, văn phòng, bán lẻ, bến đỗ xe phát triển ở khu vực lân cận các trạm trung chuyển. Mô hình này đã diễn ra tại các nước trong khu vực và tạo ra sự gia tăng đáng kể về giá trị BĐS khu vực lân cận các trạm trung chuyển. Ví dụ như Trung Quốc (10%), Hồng Kông (32%), Thái Lan (10%). Xu hướng tương tự được kỳ vọng sẽ sớm diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội với các tuyến đường sắt đô thị đầu tiên được đưa vào vận hành trước 2020. Dù vậy, biên độ tăng giá có thể không đồng đều và có xu hướng cao hơn tại các điểm trung chuyển xa trung tâm. Trong năm 2016, tăng trưởng kinh tế đạt mức 6,2%, trong đó hoạt động kinh doanh BĐS tăng trưởng 4%, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.