Sau khi kết thúc gói tín dụng cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng, người thu nhập thấp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để vay mua nhà. Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), cho biết trong thời gian tới, đơn vị sẽ giải ngân 1.000 tỷ đồng.
Sau khi kết thúc gói tín dụng cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng, người thu nhập thấp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để vay mua nhà. Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), cho biết trong thời gian tới, đơn vị sẽ giải ngân 1.000 tỷ đồng đầu tiên cho người vay mua nhà ở xã hội (NƠXH).
Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc NHCSXH chia sẻ: “Đến giờ, các thủ tục, giải pháp, quy trình để thực hiện chương trình này đã xong và hoàn chỉnh. Ngân hàng Chính sách xã hội rất sẵn sàng. Cụ thể năm 2018, Chính phủ có kế hoạch giải ngân 1.000 tỷ đồng đối với chương trình cho người thu nhập thấp vay ưu đãi mua NƠXH. Trong đó, vốn nhà nước cấp là 500 tỷ đồng, ngân hàng tự huy động 500 tỷ đồng”.
Việc giải ngân gói tín dụng 1.000 tỷ đồng dựa trên nguyên tắc là có vốn thật 500 tỷ đồng của nhà nước chuyển sang thì NHCSXH mới có thể bỏ vốn huy động của mình ra để thực hiện. Phía ngân hàng đã sẵn sàng đối với số tiền 500 tỷ đồng tự huy động. Cùng với đó, mức lãi suất vay ưu đãi mà ngân hàng trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2018 là 4,8%/năm.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5, điều 13, Nghị định 100/2015/NĐ - CP, khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ NHCSXH phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại NHCSXH hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay. Theo Phó Tổng Giám đốc NHCSXH, trên cơ sở đó sẽ đưa ra hai phương án để áp dụng triển khai.
Phương án thứ nhất là: Ngân hàng cho vay trước, sau đó khách hàng sẽ gửi tiết kiệm tại đây.
Phương án hai là: Khách hàng phải gửi tiết kiệm trước khi làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng.
Tuy nhiên, thời điểm trước mắt, phía NHCSXH sẽ thực hiện phương án thứ nhất là khách hàng có thể vay vốn trước và gửi tiết kiệm sau. Sau khi đã chủ động về vốn, ngân hàng sẽ thực hiện phương án hai, theo đó khách hàng phải gửi tiết kiệm trước khi vay vốn. “Khách hàng gửi tiết kiệm cần xác định rõ, hoạt động tiết kiệm này không phải tiết kiệm lấy lãi, mà thực chất là hoạt động thực hành tiết kiệm của người vay vốn nhằm tạo vốn tự có tham gia vào trong dự án vay vốn”, ông Nguyễn Văn Lý cho biết.
Trước đó, tại kì họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV diễn ra vào tháng 11/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị định 100/2015/NĐ - CP, ngân sách nhà nước sẽ cấp vốn cho NHCSXH và cấp bù chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, việc cho vay chưa thực hiện được do ngân sách khó khăn. Cũng tại thời điểm này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết có NHCSXH được bố trí hơn 1.200 tỷ đồng song vẫn chưa được giải ngân vốn, bốn ngân hàng còn lại cũng đang chờ.
Với việc kết thúc gói tín dụng hỗ trợ 30.000 tỷ đồng kết thúc khiến nhiều người thu nhập thấp phải từ bỏ giấc mơ an cư vì không đủ khả năng trả nợ theo lãi suất thương mại. Nhiều người trong diện mua nhà ở xã hội vẫn mòn mỏi chờ một gói vay ưu đãi tương tự thì việc sẽ giải ngân gói tín dụng 1.000 tỷ đồng là tín hiệu vui đối với những người mua NƠXH trong năm 2018./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.