Vụ vải thiều năm 2021, UBND huyện Lục Ngạn đang tuyên truyền, hướng dẫn người dân về tiêu chuẩn, quy cách sơ chế vải trước khi bán, cùng với đó, tuyên truyền các điểm thu mua không trừ lùi cân, ép giá, gian lận, bước đầu đạt kết quả tốt.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), cho biết, những năm trước việc trừ lùi cân (hay còn gọi là cắt cân) khi bán vải diễn ra như một thói quen. Vải được tiêu thụ ở nhiều thị trường, ví dụ, thị trường Trung Quốc họ yêu cầu phải nhặt sạch lá, cuống dài không quá 10cm, nhưng thị trường trong nước thì phải để lá mới đẹp, mới xanh tươi.
Khi người dân mang vải đi cân không xác định sẽ bán cho ai, khi gặp thương lái thu mua xuất đi Trung Quốc có bị trừ vài kg cũng không ảnh hưởng lớn. Trường hợp gặp thương lái thu mua tiêu thụ trong nước thì càng tốt. Cứ như thế thành thói quen hàng chục năm nay.
Khi thương lái Trung Quốc mua giá cao hơn, sau đó về lại phải đi thuê người ngắt lá, cắt cuống, phân loại lại nên có sự hao hụt so với số lượng ban đầu. Từ đây, thành câu chuyện khi mua 100 kg vải, người ta trừ lùi 5-7 kg, thậm chí mười mấy kg. Huyện tìm hiểu các quy định để xử phạt nhưng đây là thoả thuận giữa hai bên nên không thể xử phạt, ông Thi cho biết.
Vụ vải thiều năm 2021, huyện Lục Ngạn có văn bản khuyến cáo bà con nông dân khi thu hoạch vải không để nhiều lá, cuống dài, phải làm cẩn thận theo quy chuẩn, làm sạch lá, cuống dài không quá 10cm; khi thu hái, vặt lá, xếp, dỡ, vận chuyển sản phẩm tránh để quả bị va đập mạnh, xây xát, dập vỡ; loại bỏ các quả vải không đảm bảo mẫu mã, chất lượng. Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý xử lý quả vải bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất không được phép sử dụng, làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cùng với đó, yêu cầu các chủ điểm cân không trừ lùi cân, nói là vậy, với vải đẹp người ta sẽ không trừ lùi cân, nhưng quá trình vận chuyển có một số quả bị dập, sâu hỏng… cho phép trừ 3 - 5kg. Người dân cho biết, nếu trừ 3-5 kg/100 kg họ cũng vui vẻ chấp nhận, ông Thi tâm sự.
Để hạn chế việc trừ lùi cân, gian lận khi cân vải, các xã ở huyện Lục Ngạn đã thành lập tổ hỗ trợ tiêu thụ vải thiều do lãnh đạo xã làm tổ trưởng, khi có phản ánh, kiến ghị của người dân về ép giá, trừ lùi cân, cân sai, gian lận tổ sẽ đứng ra xử lý.
Đối với điểm cân ép giá, trừ lùi cân, xã, huyện sẽ đến tuyên truyền răn đe. Sau khi tuyên truyền chủ cân vẫn cố tình vi phạm, huyện sẽ thông tin như: họ, tên, điểm thu mua trên đài truyền thanh xã, đài truyền thanh huyện để người dân được biết. Làm như vậy, điểm cần này sẽ mất uy tín người dân sẽ không đến đây cân nữa, qua đó sẽ làm gương cho điểm cân khác.
Đối với người bán mà để lá, cuống dài, các điểm cân sẽ không thu mua, bắt buộc phải về làm sạch, quy cách hơn. Tại các điểm thu mua chủ điểm cân sẽ có thông báo kèm hình ảnh minh hoạ về quy chẩn, quy cách về bó vải (túm vải) để người dân biết thực hiện, từ đó để hai bên cùng làm tốt hơn.
Sau khi huyện có văn bản và trực tiếp đi kiểm tra, tuyên truyền người dân đã nhận thức tốt hơn, hiện tượng cân thiếu, cân sai chưa có, việc lùi cân chưa có ai phản ánh nhưng chắc chắc xảy ra nhưng ở mức cho phép hai bên chấp thận được, ví dụ 100 kg trừ từ 3-5 kg, ông Thi cho biết.
Bà Tạ Thị Thuỷ ở xã Giáp Sơn (Lục Ngạn), mỗi ngày thu mua từ 40-50 tấn vải, cho biết, hai năm nay, tôi tuyên truyền cho người dân khi thu hoạch vải không để lá, cắt cuống dài không quá 10cm, mỗi bó chỉ nặng từ 2,5-3kg. Năm ngoái, người dân không làm sạch, sau khi mua về phải thuê người sơ chế, vừa tốn kém, mà hàng lại xấu đi. Bình thường một xe hàng hết 5 triệu đồng tiền công, khi phải sơ chế lại mất thêm mấy triệu đồng, có xe chi tới 12 triệu đồng.
Năm nay, người dân mang vải ra cân cứ có lá là mình không mua. Sau khi thu mua vải sẽ hao hụt từ 2,5-3%, do vậy, nhiều năm nay khi thu mua tôi trừ tối đa không quá 5kg/100kg. Theo tôi, điểm cần nào lùi trên 5kg trở lên người bán nên có ý kiến, cũng nên dẹp bỏ dần tình trạng này để việc thu mua đi vào quy củ hơn, bà Thuỷ cho biết thêm.
Vẫn biết việc trừ lùi cân khi thu mua vải thiều là thoả thuận của cả bên mua/bán. Việc UBND huyện Lục Ngạn triển khai các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quy cách sơ chế quả vải để tạo thuận lợi khi tiêu thụ không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp của người sản xuất mà còn nâng cao được chất lượng, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm.
Đặc biệt, việc các cơ quan chức năng của huyện tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở việc trừ lùi cân, ép giá, cân sai, gian lận thương mại là việc làm cần thiết, kịp thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các điểm thu mua, giữa các thương lái.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.