Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021 | 10:39

Sứ mệnh vẻ vang và đáng tự hào

Trong buổi gặp mặt và trò chuyện với đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu, xuất sắc ngành Giáo dục năm 2021 nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Tất cả những người làm trong ngành Giáo dục đều đang thực hiện sứ mệnh rất vẻ vang và đáng tự hào.

Không vẻ vang, không tự hào sao được, bởi tất cả các thế hệ học sinh thành danh đều có công sức dạy dỗ rất lớn của thầy, cô giáo. Chính thầy, cô là người chắp cánh những ước mơ, thổi hồn khát vọng, bồi đắp cho các em những tri thức của nhân loại, để rồi chính các em lại là những người làm rạng danh cho non sông, đất nước ta được sánh vai với các cường quốc năm châu, như mong ước của Bác Hồ kính yêu lúc sinh thời.

Có thể nói, trong 2 năm qua, khi đại dịch Covid-19 hoành hành, việc dạy và học gặp vô vàn khó khăn. Nhưng cũng chính trong khó khăn như thế lại xuất hiện nhiều tấm gương thầy, cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu.

Xung phong đi cách ly cùng học sinh

Không chỉ là những người dạy chữ cho các em, các thầy, cô giáo còn là người mẹ thứ hai, yêu thương vô bờ bến, che chở, đùm bọc các em trong lúc khó khăn.

Trong buổi tối ngày 14/11 vừa qua, không chỉ riêng cá nhân tôi mà rất nhiều người đã phải rơi nước mắt, khi nghe hai cô giáo ở vùng núi Quế Phong (Nghệ An) kể lại câu chuyện cùng với 52 em học sinh tiểu học là F1 của mình, đi cách ly tập trung trong khi các em còn quá nhỏ.

 

thay-loi-tri-an-3359.jpg
Hai cô giáo Hà Thị Dung và Hà Thị Kim đã đi cách ly cùng các em học sinh.

 

 Ngay sau ngày khai giảng năm học mới, ngày 6/9, buổi học đầu tiên của năm học mới tại Trường Tiểu học Tri Lễ 1 (Nghệ An) diễn ra bình thường, các biện pháp phòng chống dịch bệnh được triển khai và duy trì đầy đủ. Nhưng ngay hôm sau, 7/9, bất ngờ có 2 học sinh của lớp 2A1 và 5A2 được chính quyền địa phương xác nhận là dương tính SARS-CoV-2.  Hiệu trưởng nhà trường đón nhận tin một cách bất ngờ và rất lo lắng, khi tất cả giáo viên,  học sinh đều chưa tiêm vaccine. Ngoài các em học sinh phải cách ly tại bệnh viện, 52 học sinh của nhà trường buộc phải cách ly tập trung.

Ngay lập tức, hai cô giáo Hà Thị Kim và Hà Thị Dung đã thu xếp quần áo và lên đường đi cách ly tập trung cùng 52 em học sinh của mình. Kể lại những ngày đầu cách ly, cả hai cô không thể ngủ được bởi lúc thì có em khóc vì nhớ bố mẹ, lúc lại có em đau bụng, cô xoa dầu, cho uống thuốc, đun nước lá xông, động viên, chăm sóc như con của mình. Kết thúc thời gian cách ly, may mắn cả cô và trò đều an toàn, mạnh khỏe.

“Trong 14 ngày, cả tôi và cô Dung rất nhiều lần rơi nước mắt. Sau khi trở về nhà, dù tôi chưa lập gia đình, chưa sinh con nhưng cảm thấy mình có nhiều con”, cô Kim chia sẻ.

Tham gia tiếp tế cho học sinh và người dân

Không có mặt tham gia chương trình, nhưng tôi biết trên mảnh đất Việt Nam yêu dấu này của chúng ta, vẫn còn rất nhiều thầy, cô giáo đã trở thành những con người “thầm lặng” tham gia vào cuộc chiến với Covid-19. Không chỉ giúp cho học sinh của mình mà người thân, bà con cũng nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo.

Như thầy Nguyễn Trần Vỹ, giáo viên Trường Tiểu học Vừ A Dính ở xã Trà Don (Nam Trà My - Quảng Nam) cùng với các thanh niên chất đầy hàng hóa trên những chiếc xe máy, vượt quãng đường núi gần 35 km đến nóc Tu Hon (xã Trà Don) tiếp tế quà gồm:  mì tôm, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn, cá khô, khẩu trang, thuốc hạ sốt cho 4 học sinh là trường hợp F1 và gia đình đang bị cách ly.

Thầy Vỹ nói: “Đa phần là giáo viên nữ nên nhiều cô không quen với công việc nặng nhọc. Thời tiết ở đây chủ yếu là mưa quanh năm, khiến quãng đường tiếp tế hàng hóa đến các hộ dân đang cách ly càng trở nên khó khăn, vất vả vô cùng”.

Cô giáo Lê Thị Hạnh, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Na Loi (Kỳ Sơn - Nghệ An) cho biết, những năm gần đây, nơi cô dạy học thường xảy ra thiên tai bão lũ nên ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học của thầy và trò. Nơi cô công tác cũng chưa có đủ điện lưới, thiếu trang thiết bị dạy học. Đợt dịch Covid-19 vừa qua, cô và đồng nghiệp đã phải đến từng thôn bản, đến từng nhà học sinh để giao bài và hỗ trợ các em học tập, quyết tâm không để học trò bị gián đoạn học tập.

“Dù khó khăn đến mấy, chúng tôi quyết bám bản, bám trường. Nguyện đem con chữ đến với con em dân bản và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người”, cô Hạnh bày tỏ.

Cảm động và khâm phục nhất là hành động của hai cô giáo tình nguyện đi nấu ăn ở khu cách ly biên giới, nơi người dân từ Lào, Thái Lan trở về nước ở cổng B, thuộc Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn - Hà Tĩnh), cô giáo Bùi Thị Mai Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Diệm là người đầu tiên tự nguyện đến khu cách ly đăng ký nấu ăn cho các công dân trở về nước. Mỗi ngày trôi qua, lượng người về nước càng đông, khối lượng công việc tăng lên, cô Hương đã về vận động thêm hàng xóm cùng đến phụ giúp lực lượng chức năng.

Thế nhưng, sau khi khu cách ly có người dương tính SARS-CoV-2, một số người được cô vận động đi nấu ăn không dám tiếp tục công việc, bản thân cô cũng bị hàng xóm dị nghị, ngại tiếp xúc. Bỏ ngoài tai những điều không hay đó, hằng ngày, cô Hương vẫn đều đặn đến phụ giúp nấu ăn cho người cách ly.

 

hoc-sinh-khoe-manh.jpg
Các em học sinh Trường TH Tri Lễ 1 ở khu cách ly.

 

Nghề đáng tự hào

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bằng tình cảm của một người đã từng là học trò, là phụ huynh, là thầy giáo đứng trên bục giảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc tới các thế hệ thầy, cô giáo trên cả nước, những người gánh vác một sự nghiệp hết sức quan trọng, trong một nghề cao cả nhất là trồng người.

Thủ tướng cho biết, Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Theo Thủ tướng, mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Thủ tướng cũng khẳng định, chất lượng và vị thế giáo dục của chúng ta ngày càng đi lên và có sự phát triển, đạt được nhiều kết quả và thành tích tại các kỳ thi quốc tế.

Thủ tướng cũng chia sẻ với ngành Giáo dục trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cuộc sống của giáo viên cũng gặp không ít khó khăn. Thủ tướng cũng biểu dương đội ngũ giáo viên trong cả nước đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn, kể cả trong những lúc dịch bệnh diễn biến căng thẳng nhất.

Nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định. Tất cả những người làm trong ngành Giáo dục đều đang thực hiện sứ mệnh rất vẻ vang và đáng tự hào.

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top