Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 1 năm 2018 | 1:59

Cam sành Hà Giang: Quả ngọt nơi địa đầu Tổ quốc

Nhờ sự quan tâm của tỉnh Hà Giang và ngành chức năng, những năm gần đây, cam sành được trồng theo quy trình VietGAP, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, dán tem truy xuất nguồn gốc. Giờ đây, cam sành Hà Giang - quả ngọt nơi địa đầu Tổ quốc - đã đến với người tiêu dùng ở nhiều địa phương trong cả nước.

Theo ông Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội Cam sành Hà Giang, khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, có chỉ dẫn địa lý, dán tem truy xuất nguồn gốc, giá cam bán cao hơn gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi.

Theo thống kê, diện tích cam niên vụ 2017 - 2018 tại 3 huyện thuộc vùng chỉ dẫn địa lý của Hà Giang là 8.963,1ha. Trong đó, diện tích cam sành cho thu hoạch 4.327ha, diện tích được cấp chứng nhận VietGAP là 2.776ha. Sản lượng ước đạt 44.000 tấn, trong đó, sản lượng cam sành VietGAP đạt 34.000 tấn. Qua khảo sát, năng suất các vườn cam VietGAP đạt trung bình 12 - 15 tấn/ha. Một số vườn được đầu tư chăm sóc tốt, đang trong thời kỳ thu hoạch ổn định (8-10 năm tuổi), năng suất đạt tới 25 - 30 tấn/ha.

Cam sành Hà Giang từ lâu là sản phẩm được người tiêu dùng trong nước biết đến. Những gần đây, Hà Giang đã quan tâm khôi phục và phát triển cây cam, nâng cao chất lượng và không ngừng quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Với vai trò là cơ quan xúc tiến, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng và phát triển thương hiệu, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương Hà Giang (Sở Công Thương) đã hỗ trợ, khuyến khích nhiều HTX sản xuất cam cành làm bao bì, tem cam sành VietGAP.

Năm 2016 - 2017, Trung tâm đã tham mưu, trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, trưng bày giới thiệu sản phẩm và tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến, giới thiệu sản phẩm như: Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam sành và Hội thi cam quy mô cấp tỉnh. Tổ chức Tuần lễ Cam sành Hà Giang trong khuôn khổ Hội chợ xúc tiến tiêu thụ 2016 tại TP.Hồ Chí Minh và Tuần lễ cam sành Hà Giang tại TP.Hà Nội…

Năm 2017, Trung tâm tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ và vận động người sản xuất áp dụng dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Căn cứ vào thiết kế mẫu bao bì và tem truy xuất nguồn gốc theo chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương tiến hành in ấn bao bì, tem nhãn cung cấp cho các huyện, hỗ trợ cho các HTX, tổ, đội, hộ sản xuất thực hiện các sự kiện xúc tiến quảng bá.

Ngoài ra, Trung tâm hỗ trợ 9 điểm bán hàng Việt - nông sản tỉnh Hà Giang chạy dọc Quốc lộ 2 để quảng bá, giới thiệu các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Đến nay, cam sành Hà Giang đã được tiêu thụ tại nhiều siêu thị, chợ đầu mối các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và thị trường phía Nam. Một số doanh nghiệp lớn đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Mẫu tem truy xuất nguồn gốc cam sành Hà Giang.

Ông Phạm Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội Cam sành Hà Giang, tâm sự, ngày xưa chưa có chỉ dẫn địa lý, sản xuất không theo tiêu chuẩn VietGAP, cam tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào thương lái. Từ khi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, có chỉ dẫn địa lý, cam có chất lượng tốt hơn, hình thức, mẫu mã đẹp hơn, thị trường tiêu thụ cũng rộng hơn, giá bán cũng cao hơn gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi. Hiện, cam bán tại vườn (8-10 năm tuổi) có giá 15.000 đồng/kg, tại Hà Nội 25.000 đồng/kg.

Ông Lân lấy ví dụ, năm 2015, khi chưa có chỉ dẫn địa lý, giá cam chỉ đạt 15.000 -16.000 đồng/kg; năm 2016, khi có chỉ dẫn địa lý, có thời điểm giá lên tới 28.000 - 30.000 đồng/kg. Giờ đây, cam đã vào các siêu thị của các thành phố lớn, kéo theo thu nhập của người trồng cũng tăng, cam được xem là cây làm giàu, có hộ doanh thu lên tới 5 tỷ đồng/năm.

Theo ông Phạm Văn Quang, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến công thương Hà Giang, xác định cam là cây phát triển kinh tế chủ lực, những năm qua, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ bà con trồng theo tiêu chuẩn VietGAP; giao các sở làm việc với các bộ, ngành đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm cam sành Hà Giang. Tháng 11/2016, được cấp chỉ dẫn địa lý sản phẩm cam sành Hà Giang. Ngay sau đó, nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ cam đã diễn ra. Đặc biệt, tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho bà con trồng cam.

Ông Quang cho biết thêm, cam sành Hà Giang đã có tiếng nhiều năm nay. Thời gian qua, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan nên chưa thực sự phát triển. Từ năm 2015-2016, chất lượng, thương hiệu của sản phẩm cam đã trở lại với thị trường trong nước. Sau 2 năm xúc tiến, quảng bá, cam sành đã đến với người tiêu dùng không chỉ ở phía Bắc mà vào cả trong Nam. Giá trị của quả cam được nâng lên khá nhiều.

Để có sản phẩm cam sành Hà Giang như ngày hôm nay là cả một quá trình, chủ trương đúng đắn của tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt, tâm huyết của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng, giới thiệu, quảng bá sản phẩm cam tới tay người tiêu dùng. Hy vọng, thời gian tới, sản phẩm cam sành Hà Giang tiếp tục khẳng định được thương hiệu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người trồng cam vươn lên làm giàu.

Hoàng Văn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top