KTNT - Sau thành công lớn từ giai đoạn 1 với hơn 400 nền đất được “bán đứt” trong vòng chưa đầy 90 ngày, đầu tháng tháng 11 vừa qua, Công ty CP Dịch vụ Bất động sản EXIMRS tiếp tục khởi động giai đoạn 2 dự án Khu đô thị Kinh tế mở Long Hưng.
Điểm ngắm của giới địa ốc
Cùng với sự phát triển của hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm, Đồng Nai đang được giới chuyên môn đánh giá đã hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi nhân hòa” để phát triển thị trường bất động sản. Trong đó, những dự án có lợi thế về quy hoạch bài bản, kết nối hạ tầng tốt sẽ là đầu tàu cho sự phát triển. Dự án Khu Kinh tế mở Long Hưng là điển hình.
Với tổng vốn đầu tư lên đến 10 tỷ USD, Khu đô thị Kinh tế mở Long Hưng sẽ được xây dựng gồm nhiều khu trung tâm đô thị, tổ hợp khách sạn, biệt thự cao cấp, trường đại học quốc tế, bệnh viện, khu vui chơi giải trí và tái định cư cho người dân địa phương. Khu đô thị Kinh tế mở Long Hưng là dự án có nhiều lợi thế sẵn có, như: Môi trường trong sạch, cảnh quan thiên nhiên Á châu đặc thù. Dự án sở hữu cảnh quan sông nước tự nhiên tuyệt đẹp bao gồm hơn 28km đường sông bao quanh và 22km kênh rạch len lỏi trong khu đô thị. Các nhà thiết kế quy hoạch đã lấy cảm hứng từ giai điệu thiên nhiên để sáng tạo một Dreamland City - thành phố ven sông sầm uất nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên và cộng đồng nhân văn với những bản sắc văn hóa riêng biệt.
Giới đầu tư địa ốc đang ngày càng quan tâm đến đất nền khu vực ven đô
Không chỉ có vậy, Long Hưng còn là dự án đã hoàn tất công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, ra sổ đỏ từng nền, đồng thời đang bước vào thế liên thông, gắn chặt với các dự án trọng điểm của quốc gia, như: đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến Metro kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa, cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải... Theo nhìn nhận của các nhà đầu tư tài chính, chỉ cần Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đi vào khởi công thì giá trị gia tăng của đất nền Khu Kinh tế mở Long Hưng của DonaCo.op và những dự án tương tự sẽ có xu hướng nhảy vọt.
Giãn dân, xu hướng tất yếu
Là một siêu đô thị, đến thời điểm hiện nay, dân số cơ học tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng lên mức 13 triệu người. Như quy luật cung - cầu, trước thực tế tiếp cận nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh ngày càng khó khăn, thời gian gần đây, trên thị trường đã xuất hiện làn sóng tiến về vùng ven TP. Hồ Chí Minh, nơi có hạ tầng kết nối thuận lợi với thành phố và giá còn mềm để thực hiện giấc mơ an cư.
Một trong số những khu vực được nhiều người có nhu cầu nhà ở nhắm đến nhiều nhất hiện nay là khu vực phía Đông TP. Hồ Chí Minh gồm Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương và Biên Hòa của Đồng Nai với lợi thế lớn là có khá nhiều công trình hạ tầng kết nối. Nhằm đáp ứng làn sóng nhu cầu này, mới đây, Bình Dương, Đồng Nai và Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh đã làm việc với các nhóm nghiên cứu Nhật Bản, đưa ra phương án kết nối tuyến Metro số 1 của TP. Hồ Chí Minh với 2 tỉnh này. Cụ thể, theo phương án được đề xuất, từ ga cuối Suối Tiên (quận 9, TP. Hồ Chí Minh) sẽ xây đường tách khỏi Quốc lộ 1A kéo dài về phía Bắc khoảng 2km, giáp ranh Đồng Nai và Bình Dương, để xây dựng một ga nút giao. Từ ga nút giao này đến Dĩ An sẽ xây đường trục chạy dọc đường Mỹ Phước - Tân Vạn đến Dĩ An (phương án 1) hoặc đi qua khu trung tâm thị xã Dĩ An (phương án 2). Từ ga nút giao đi TP. Biên Hòa cũng có hai phương án, hoặc kéo dài qua cù lao Hiệp Hòa đến trung tâm TP. Biên Hòa, hoặc từ ga nút giao đến ngã ba Vũng Tàu.
Theo bà Trần Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc Công ty BĐS Eximrs, doanh nghiệp phân phối độc quyền dự án Khu đô thị Kinh tế mở Long Hưng (TP. Biên Hòa, Đồng Nai), thông tin tuyến Metro số 1 kết nối với Biên Hòa ngay lập tức đã có hiệu ứng mạnh với thị trường BĐS Biên Hòa. “Trong những ngày qua đã có hàng trăm khách hàng đến dự án Long Hưng tìm hiểu và đăng ký mua bất động sản”, bà Tú nói; đồng thời cho rằng, đây cũng là điều dễ hiểu, bởi Biên Hòa và TP. Hồ Chí Minh thực tế chỉ cách nhau sông Đồng Nai, nhưng sự chênh lệch về giá BĐS khá lớn. Trong khi phía quận 9, giá đất trung bình khoảng 16 triệu đồng/m2, còn dự án Long Hưng giá chỉ từ 7 đến 8 triệu đồng/m2. Một khi hạ tầng chính thức được kết nối, sự chênh lệch về giá giữa hai khu vực này sẽ kéo lại gần nhau hơn.
Nhận định về xu hướng thị trường này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, cho rằng, đây là xu hướng giãn dân mang tính tất yếu và cần thiết. Trong chiến lược phát triển của địa phương, TP. Hồ Chí Minh định hướng phát triển các khu đô thị vệ tinh theo mục tiêu phát triển đô thị đa trung tâm, mang tính vùng không gian đô thị, vượt ra ngoài ranh giới hành chính, mà trên thực tế các khu vực giáp ranh TP. Hồ Chí Minh như Dĩ An, Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương) hay TP. Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai)... sẽ là mục tiêu trọng tâm của các khu đô thị vệ tinh trong xu thế giẫn dân của TP. Hồ Chí Minh.
Thái An
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.