Tạm dừng trong năm 2016 đối với 44 quận/huyện có số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo việc tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2016.
Theo đó: 90 quận/huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước trên 35% thuộc 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số lao động cư trú bất hợp pháp cao nhất tại Hàn Quốc thuộc diện đưa vào xem xét tạm dừng tuyển chọn trong năm 2016.
Tạm dừng lao động trong năm 2016 đối với 44 quận/huyện có số người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên trong số 90 quận/huyện nêu trên.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết không áp dụng việc tạm dừng tuyển chọn lao động ngành ngư nghiệp trong năm 2016 đối với các huyện ven biển thuộc các tỉnh bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường vừa qua (tỉnh Hà Tĩnh: huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh; tỉnh Quảng Bình: huyện Bố Trạch và Quảng Trạch).
Căn cứ thông báo của phía Hàn Quốc về số lượng và tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp vào thời điểm cuối năm 2016, sẽ tiếp tục tạm dừng tuyển chọn trong năm 2017 tại các địa phương không giảm được tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, đồng thời dỡ bỏ việc tạm dừng đối với các địa phương giảm được tỷ lệ và số lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 7 năm 2016 là 11.645 lao động (4.154 lao động nữ), gồm các thị trường Đài Loan: 6.040 lao động (2.027 lao động nữ), Nhật Bản: 3.533 lao động (1.737 lao động nữ), Hàn Quốc: 1.105 lao động (109 lao động nữ), Malaysia: 79 lao động (27 lao động nữ), Ả rập - Xê út: 269 lao động (206 lao động nữ), Macao: 11 lao động (30 lao động nữ) và các thị trường khác.
Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.776 lao động (23.946 lao động nữ), đạt 65,78% kế hoạch năm 2016 và bằng 95,99% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.