Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 7 năm 2022 | 18:50

Tân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ tạo đột phá trên ba lĩnh vực

Hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình tiêu biểu, mang đặc trưng của Thủ đô là ưu tiên hàng đầu của tân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Chiều 22/7, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 8) để xem xét, bầu chức danh chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
 
4cd99d5aab42691c3053-165848470-7322-7746-1658484928.jpg
Tân Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh (trái) nhận hoa chúc mừng từ Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Giang Huy

Tham dự kỳ họp có Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Trần Sỹ Thanh... cùng các lãnh đạo Thành ủy, HĐND TP, UBND TP, Ủy ban MTTQ TP. Hà Nội, đại diện các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu HĐND TP. Hà Nội.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương, ý kiến của Bộ Chính trị, sau khi thống nhất với Thành ủy, UBND TP và Ủy ban MTTQ TP Hà Nội, tại kỳ họp này, HĐND TP. Hà Nội tiến hành giới thiệu nhân sự để bầu chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã được Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội giới thiệu để HĐND TP bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Kết quả kiểm phiếu được công bố cho thấy 100% đại biểu có mặt tán thành, ông Trần Sỹ Thanh chính thức được HĐND TP bầu giữ chức chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Phát biểu sau khi được bầu làm Chủ tịch TP. Hà Nội, ông Trần Sỹ Thanh nói, ưu tiên thứ nhất của ông là hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình tiêu biểu, mang đặc trưng của Thủ đô.

Ưu tiên thứ hai là hoàn thiện cơ chế, chính sách và đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; tăng cường tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị.

Ưu tiên thứ ba là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn chất lượng cao, quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực ngành văn hóa, du lịch.

Ông Trần Sỹ Thanh cũng hứa sẽ góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn hiến - văn minh - hiện đại; từng bước thực hiện mục tiêu để Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, thành phố kết nối toàn cầu... để thủ đô thực sự trở thành thành phố đáng sống.

Để thực hiện mục tiêu đó, ông yêu cầu hệ thống chính quyền thành phố đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, ủy quyền, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ thành phố đến cơ sở.

Ông cũng yêu cầu các cơ quan phân công, phân nhiệm rõ ràng; kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, vô cảm, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ; cá thể hóa trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan hành chính.

"Mục tiêu quan trọng trước mắt là mỗi người dân, doanh nghiệp cảm nhận được, thụ hưởng được những lợi ích từ quá trình cải cách hoạt động điều hành của chính quyền thành phố.  Thước đo của thành công là sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp", ông Thanh nhấn mạnh.

 

Ông Đinh Thế Lộc ở 167 Ngọc Lâm, Lonh Biên (Hà Nội) cho biết, người dân chúng tôi rất mong ông Trần Sỹ Thanh trên cương vị mới là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, hãy làm đúng những mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là công tác đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực. Cần loại bỏ những cán bộ vi phạm ra khỏi bộ máy của chính quyền, ưu tiên phát triển hạ tầng để Hà Nội không còn cảnh "mưa là ngập" hay ùn tắc giao thông. 

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top