Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 12 năm 2018 | 13:36

Tân Phượng: Chủ động phòng chống rét cho gia súc

Để chủ động bảo vệ đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra, xã Tân Phượng (Lục Yên - Yên Bái) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như: dự trữ thức ăn, gia cố chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh cho trâu, bò, gia cầm.

chu-dong.jpg
Người dân Tân Phượng dự trữ rơm rạ làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

Chủ động bảo vệ vật nuôi

Theo thống kê, Tân Phượng hiện có gần 700 con trâu, 1.400 con lợn, trên 9.000 con gia cầm. Từ đầu năm đến nay, đàn vật nuôi trên địa bàn xã phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn ảnh hưởng đến chăn nuôi, sản xuất của người dân. 

Tuy nhiên, bước vào mùa đông, thời tiết diễn biến phức tạp, xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại là thời điểm dễ phát sinh một số bệnh như: lở mồm long móng, tụ huyết trùng ở trâu, bò, dê; bệnh dịch tả, tai xanh, lép-tô và các bệnh đường hô hấp ở lợn; bệnh cúm gia cầm... 

Mùa đông năm 2017, địa phương có 5 con trâu bị chết do rét đậm, rét hại. Do vậy, để tránh lặp lại thiệt hại đó và bảo vệ tốt hơn đàn gia súc, góp phần duy trì, phát triển đàn vật nuôi, UBND xã đã chỉ đạo bà con tích trữ rơm rạ; phối hợp với cán bộ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện phụ trách địa bàn tổ chức các lớp tập huấn cho bà con biết cách che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn, chăm sóc vật nuôi, chủ động tiêm phòng, chữa trị một số loại bệnh trong mùa đông; định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi để diệt mầm bệnh; chỉ đạo các hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản phải đến từng hộ chăn nuôi để vận động, hướng dẫn bà con làm chuồng trại, che chắn và dự trữ thức ăn.

Bên cạnh đó, xã cũng đã tổ chức 6 lớp tập huấn, hướng dẫn nhân dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi; tổ chức tiêm phòng bệnh cho đàn vật nuôi được gần 1.200 liều; trong đó, tiêm phòng tụ huyết trùng trâu 300 liều, tụ huyết trùng lợn 400 liều, dịch tả lợn 400 liều và dại chó 80 liều. 

Đẩy mạnh tuyên truyền

Rút kinh nghiệm từ mùa đông trước, xã tập trung tuyên truyền đến bà con không nên chủ quan vì biến đổi khí hậu có thể gây ra những đợt rét bất thường không theo quy luật. Đặc biệt, việc dự trữ thức ăn là rất cần thiết, ngoài rơm, rạ dự trữ, bà con nông dân cần tận dụng diện tích đất để trồng thêm cỏ cũng như tích cực trồng cây ngô trong vụ đông để làm thức ăn cho cả gia súc và gia cầm. 

Ông Triệu Văn Lý, Chủ tịch UBND xã Tân Phượng, cho biết: “Ngay khi gặt lúa vụ mùa, xã đã vận động bà con dự trữ hết phần rơm, rạ. Hiện, xã tập trung hướng dẫn bà con che chắn chuồng trại để bảo vệ đàn gia súc khi nhiệt độ xuống thấp. Với những hộ nuôi gia súc, bắt buộc phải làm chuồng và che chắn cẩn thận; khi thời tiết rét đậm, rét hại không nên thả rông, nếu không thực hiện mà xảy ra thiệt hại thì xã sẽ không lập danh sách đề nghị hỗ trợ, người dân phải tự chịu trách nhiệm. Với cách làm mạnh mẽ, quyết liệt như vậy nên ý thức trong công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi đã được nhiều hộ quan tâm thực hiện”.

Theo tập quán, nhiều hộ chăn nuôi ở xã Tân Phượng vẫn còn thả rông gia súc. Vì vậy, chính quyền địa phương cần cập nhật thông tin diễn biến thời tiết, khí hậu bất thường để kịp thời thông báo cho người dân có biện pháp phòng tránh rét cho gia súc.

 

Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, người chăn nuôi cần bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò, đảm bảo bình quân 5-7 kg rơm, rạ hoặc cỏ khô/con/ngày;  không thả rông gia súc trên rừng, núi, chủ động đưa gia súc về chuồng nuôi nhốt, trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm; tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng, chống rét và dịch bệnh; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, rác độn chuồng bảo đảm nền chuồng luôn khô ráo, không bị đọng nước. 

Những ngày giá rét, khi nhiệt độ ngoài trời dưới 12 độ C, nên cho trâu, bò nghỉ làm việc và không chăn thả tự do, nuôi nhốt tại chuồng có kiểm soát; bổ sung thức ăn tinh bột, đá liếm, nước uống ấm... để nâng cao sức đề kháng, đủ năng lượng chống rét và một số bệnh dịch.

 

 

 

 

 

Hùng Cường
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top