Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2016 | 8:33

Tăng cường công tác truyền thông phát triển nghề công tác xã hội

Trong 2 ngày 28 – 29/11 tại Đồ Sơn (Hải Phòng) Tạp chí Lao động xã hội và Cục Bảo trợ xã hội tổ chức Hội thảo Báo chí và truyền thông với phát triển nghề công tác xã hội.

Hội thảo nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông trong công trác phát triển nghề công tác xã hội, đồng thời đánh giá đánh giá một số kết quả thực hiện Đề án 32 và Đề án 1215 trong công tác xã hội.

TS. Trần Ngọc Diễn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội trình bày tại Hội thảo.

Qua 5 năm thực hiện phát triển nghề công tác xã hội, lĩnh vực bảo trợ xã hội đã có nhiều bước đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để trợ giúp cho nhiều đối tượng trong xã hội, nhiều Luật, Bộ luật đã được ban hành như: Bộ Luật Lao động, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…

Đến nay, cả nước đã hình thành phát triển được 411 cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó có trên 34 Trung tâm công tác xã hội chuyên sâu, nhiều mô hình trung tâm Công tác xã hội vận hành hiệu quả tại các tỉnh thành trên cả nước, như: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bến Tre, Long An, Thanh Hóa, TP.Hồ Chí Minh… Các trung tâm này cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho hàng ngàn lượt đối tượng xã hội cần được bảo vệ khẩn cấp, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, người nghiễm HIV/AIDS, người nghèo, trẻ em…

Chia sẻ về vấn đề này, TS.Trần Ngọc Diễn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội cho biết: Trong gần 6 năm, thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, từng bước đưa công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, trong đó có vai trò quan trọng của cơ quan thông tấn báo chí. Báo chí không chỉ là kênh thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vai trò, tầm quan trọng của nghề CTXH với sự phát triển xã hội mà còn là cầu nối, đưa chính sách, chế độ mới đi vào cuộc sống, đồng thời là kênh phản hồi những đề xuất, kiến nghị, đưa ra những bất cập của đề án để các ban ngành chức năng kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

TS. Trần Ngọc Diễn cũng cho biết: Từ năm 2011 đến nay, các cơ quan báo chí ở cả Trung ương và địa phương đã tuyên truyền về nghề CTXH một cách thường xuyên, liên tục với mật độ tương đối lớn ở hầu hết các loại hình báo chí, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã lập hẳn chuyên mục riêng, ra ấn phẩm chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục về lĩnh vực này. Các cơ quan báo chí đã làm tốt vai trò định hướng dư luận xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển công tác xã hội, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, cũng như thực hiện công tác tổ chức. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, nghề CTXH đã được nhiều người biết đến, nhiều đối tượng yếu thế có thể trực tiếp  tiếp cận với các chuyên gia để được tư vấn, giúp đỡ…

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về nghề CTXH, TS. Trần Ngọc Diễn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội cũng đề nghị các cơ quan báo chí cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho công tác tuyên truyền về Đề án 32 và Đề án 1215, chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, đa dạng hóa cách làm thông tin, thông tin tuyên truyền có chất lượng cao, thúc đẩy sự chú ý quan tâm trong toàn xã hội. Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về công tác truyền thông nghề CTXH đối với các nhà báo, phóng viên được phân công theo dõi mảng.

Về phía Cục Bảo trợ xã hội ông Trần Ngọc Diễn cũng đề nghị cần xây dựng và cung cấp các kế hoạch truyền thông cụ thể với nhiều hình thức khác nhau từ việc chủ động cung cấp thông tin đến việc xây dựng tổ chức các chủ đề và chương trình truyền thông có tính định hướng cao gắn với từng giai đoạn của Đề án, đồng thời thường xuyên chủ động mời phóng viên báo chí tới tham dự các cuộc hội thảo, đi tìm hiểu thực tế ở các Trung tâm CTXH để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề cần tuyên truyền…

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã được nghe đại diện Cục Bảo trợ xã hội giới thiệu một số kết quả 5 năm thực hiện Đề án 32 và Đề án 1215, định hướng thời gian tới. Nghe một số lãnh đạo các trung tâm giới thiệu về mô hình chăm sóc các đối tượng xã hội, trao đổi thảo luận giữa các diễn giả đối với các nhà báo, đi tìm hiểu thực tế tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần Hải Phòng.

M.Thọ

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top