Sở Xây dựng Hà Nội đã ban hành Công văn số 4504/SXD-TTr về tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các vi phạm về vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, Sở Xây dựng đề nghị Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên môi trường, UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về trật tự xây dựng, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động tại các công trình xây dựng theo các quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng của UBND thành phố.
Trọng tâm kiểm tra về các nội dung: Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hoặc xác nhận trước khi triển khai dự án đối với các dự án thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường.
Lập thiết kế biện pháp thi công của nhà thầu xây dựng trước khi khởi công xây dựng; việc bảo đảm trật tự công cộng; an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công của công trình xây dựng và các công trình liền kề trong mọi điều kiện; thực hiện các biện pháp giảm bụi, tiếng ồn, độ rung.
Việc lập, thẩm tra phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trước khi phá dỡ công trình; thực hiện theo các nội dung, phương án phá dỡ đã được phê duyệt của tổ chức, cá nhân thực hiện phá dỡ công trình; thu gom, vận chuyển, tập kết phế thải xây dựng.
Lắp dựng hàng rào bảo đảm chiều cao tối thiểu là 2m, có kết cấu chắc chắn, kín khít, đảm bảo mỹ quan đô thị, bảo đảm tồn tại trong suốt quá trình thi công.
Việc thực hiện việc lắp dựng màn che khi thi công: Kết cấu sàn che phải chắc chắn, không để vật liệu xây dựng rơi vãi xuống hè đường và các công trình liền kề, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên hè, đường, đảm bảo chiều cao thông thủy tối thiểu là 4,5m.
Việc bố trí màn che đối với các công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở... khi xây dựng hoặc tháo dỡ, bảo đảm che kín, khít trong thời gian thi công, vững chắc, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và cao hơn điểm cao nhất của phần công trình đang thi công tối thiểu 2m;
Việc bố trí hệ thống thoát nước thi công trên công trường, bảo đảm tiêu nước triệt để, không gây ngập úng trong suốt quá trình thi công; xử lý nước thải thi công trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của Thành phố; việc ký hợp đồng của Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân xây dựng công trình với đơn vị có đủ năng lực và tư cách pháp nhân để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng đổ đúng nơi quy định của Thành phố.
Kiểm tra, rà soát, thu dọn toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt, đất thải, phế thải xây dựng tồn đọng; thực hiện rắc vôi bột, phun thuốc diệt côn trùng, khử trùng tại các vị trí tập kết rác, các điểm chuyển tải rác thải sinh hoạt; bảo đảm vệ sinh môi trường các trục đường chính, tăng cường giám sát, bảo đảm chất lượng duy trì quét, hút bụi, rửa đường, nhặt rác dải phân cách;
Tăng cường kiểm tra, giám sát thu gom, vận chuyển toàn bộ khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong ngày, không để tồn đọng, đặc biệt trong khung giờ từ 18h đến 22h hàng ngày; phương tiện chuyên dùng phải bảo đảm vệ sinh, kín khít, không để rơi vãi nước thải trong quá trình vận chuyên, bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển rác thải; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình theo quy định.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.