Cần minh bạch hóa thị trường bất động sản và quyền lợi của người mua nhà được đặt lên hàng đầu đó là nội dung của hội thảo “bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, minh bạch hóa thị trường bất động sản” do báo Thanh Niên tổ chức sáng ngày 14/06 tại TP. Hồ Chí Minh
Cần minh bạch thị trường bất động sản.
Thời gian qua, các dự án The Harmona, Bảy Hiền Tower... đã làm giao dịch mua bán trên thị trường giảm đáng kể. Theo đó, nhiều ý kiến trao đổi tại hội thảo đều xoay quanh việc cần minh bạch trong thông tin các dự án, chủ đầu tư, cơ sở pháp lý của các dự án. Theo ông Lương Sĩ Khoa, Phó Tổng giám đốc Công ty An Gia, hiện Công ty An Gia đang phát triển 5 dự án và yếu tố pháp lý luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, vấn đề về tài chính là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến tiến độ của các dự án.
Cũng theo ông Khoa, hiện nhiều dự án gặp vấn đề về tài chính nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, tiến độ giao nhà. Do đó, chủ đầu tư có năng lực tài chính vững mạnh thì mới đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. “Mỗi công ty cố gắng trong khả năng có thể nhất sẽ góp phần làm thị trường tốt hơn, minh bạch hơn. Lấy lại niềm tin cho khách hàng”, ông Khoa nhấn mạnh.
Các dự án cần phải được minh bạch để đảm bảo quyền lợi của khách hàng
Liên quan tới vấn đề này, ông Lê Trọng Khương, Phó Tổng giám đốc Hưng Thịnh Corp, cho biết do tạo được uy tín với khách hàng nên mỗi năm công ty bán hàng ngàn sản phẩm, triển khai nhiều dự án. Để có được kết quả đó, công ty phải phân bổ tài chính, nhân lực và đội ngũ thi công cho từng dự án để làm sao phù hợp nhất nhằm đảm bảo về tiến độ cũng như chất lượng công trình. Theo ông Khương, đề giảm giá bán, giảm chi phí đầu tư, cơ quan chức năng cần đẩy nhanh thời gian cấp phép xây dựng. Rà soát lại các dự án đang “trùm mền”, không truy cứu quá khứ mà cho doanh nghiệp lên phương án khắc phục hoặc cho các doanh nghiệp khác đủ điều kiện hỗ trợ. Nếu không thiệt thòi lớn nhất vẫn ở phía khách hàng khi mua nhiều năm mà không được nhận nhà.
Cùng quan điểm này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan chính quyền thì chính các doanh nghiệp cũng cần phải liêm chính. Những hệ lụy mà nhiều dự án hiện đang xảy ra đều xuất phát từ giai đoạn thị trường sốt nóng khi mà nhà nhà làm bất động sản, đến khi thị trường đổ sụp thì không thể thoát ra được.
Kiểm soát chặt việc thế chấp dự án.
Trước những lo lắng của người dân trong thời gian qua khi có quá nhiều dự án bị chủ đầu tư mang đi “cắm” ngân hàng. Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP. Hồ Chí Minh, cho biết sẽ kiểm soát chặt việc thế chấp dự án của chủ đầu tư để đảm bảo quyền lợi các bên. Khi chủ đầu tư thế chấp đất và tài sản hình thành trong tương lai cho ngân hàng hay có sự biến động nào phải cập nhật vào sổ đỏ. “Sở Tài nguyên - Môi trường TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai thành phố công khai thông tin thế chấp dự án của các dự án để khách hàng nắm được. Điều này giúp người mua căn hộ biết được pháp lý dự án, giảm trừ rủi ro”, ông Thắng nhấn mạnh.
Cùng cam kết sẽ xử lý nghiêm các sai phạm ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, cho biết xử nghiêm kể cả cán bộ công chức liên quan, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Thành phố đã chỉ đạo rất rõ và quyết liệt trong năm 2016 Sở Xây dựng phải làm cho được việc cấp giấy phép một cửa liên thông. Hiện nay đang đi nhiều cửa, nhiều loại giấy tờ, có khi mất đến 2 năm. Nên việc cấp giấy phép một cửa liên thông sẽ giảm chi phí đầu tư, giảm giá thành, cho người dân dễ dàng mua nhà ở. Rút ngắn thủ tục đầu tư, phân cấp ủy quyền cho quận huyện trong việc duyệt dự án đầu tư. “Sở đã tham mưu cho thành phố thành lập tổ công tác để giải quyết vướng mắc kịp thời tại các dự án, xử lý các chủ đầu tư sai phạm chứ không cần phải chờ đưa lên lãnh đạo thành phố”, ông Tuấn cho hay.
Ông Tuấn cũng nhìn nhận do năng lực của một số chủ đầu tư không chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết về cách phát triển dự án, cách triển khai và chăm sóc khách hàng dẫn đến sự tùy tiện, vi phạm từ quá trình xây dựng, đến bàn giao nhà, quản lý vận hành chung cư. Đặc biệt, việc thực thi pháp luật còn có những lúc chưa nghiêm, chưa phát hiện xử lý kịp thời, trình độ quản lý cũng chưa ngang tầm với đô thị, điều kiện phương tiện cả bộ máy vẫn chưa hoàn thiện.
Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện cho chủ đầu tư trong việc đẩy nhanh thủ tục cấp giấy phép, triển khai dự án bởi đây là khâu đang khiến các doanh nghiệp tiêu tốn nhiều thời gian, phát sinh thêm chi phí.
Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà cho rằng, cần phải bảo vệ quyền lợi của người mua nhà. Trong khi người tiêu dùng đặt câu hỏi là ai bảo vệ quyền lợi của họ khi rủi ro xảy ra, thì chủ đầu tư cũng bức xúc vì tinh trạng một con sâu làm rầu nồi canh, gây ảnh hưởng chung đến uy tín của họ trên thị trường. Ông Khởi đề nghị, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thì cần phải xét rõ trách nhiệm của các bên liên quan, phải hoàn thiện luật pháp, khi đã xác định sai phạm thì cần phải xử lý nghiêm sai phạm và minh bạch hơn nữa các thông tin về dự án bất động sản.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.