Đền Cửa Ông là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương - Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần, thuộc địa phận phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Lễ hội Đền Cửa Ông tổ chức từ ngày 2 tháng 1 âm lich đến hết tháng 3 âm lịch. Nhân dân theo truyền thống thường đi lễ Đền Cửa Ông từ đầu năm mới âm lịch, theo tuyến du lịch lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - Yên Tử - Cửa Ông.
Ngày 11/3, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn ghi nhận tại Đền Cửa Ông. Từ rất sớm đã nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước cùng đi lễ để thăm thắng cảnh nơi đây và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho gia đình.
Được biết, lễ hội được tổ chức linh đình với bài văn khấn Đền Cửa Ông để tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông. Sau các nghi thức tế lễ truyền thống tại lễ khai mạc, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian được diễn ra như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co…
Đền Cửa Ông trước đây được xây dựng thành ba khu, đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Sau này đền Hạ và đền Trung bị bom Mỹ phá hủy. Đền tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 100 mét nhìn xuống Vịnh Bái Tử Long ở phía nam, hai bên có hai ngọn đồi nhỏ hộ vệ, phù hợp với quy tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, sau lưng là dãy núi xanh chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương. Phía trước đền Thượng có một tam quan, bên trái là khu nhà để khách thập phương sắp lễ vào đền, bên phải là một ngôi chùa, phía sau là lăng Trần Quốc Tảng. Bên trong đền Thượng, có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần: tổng cộng có hơn 30 tượng được phân bổ làm ba lớp: Tiền đường có Đỗ Khắc Chung, Lê Phụ Trần, Nguyễn Địa Lô; Bái Đường có Trần Quốc Tảng, Trần Thì Kiến, Hà Đặc, Phạm Ngộ, Trần Khánh Dư; Hậu Cung có Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Nguyễn Quyên, Nguyễn Tiễn, Huyền Du, Quyên Thánh Công Chúa, Đỗ Hành.
Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo. Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, ông đã cùng binh sỹ đóng quân đồn trú tại Cửa Suốt (tên cũ của Cửa Ông) bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải Đông Bắc Tổ quốc.
Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ đói chính là Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh thời nay.
Trước khi thờ tướng Trần Quốc Tảng, Đền Cửa Ông có tên gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế”.
Lễ hội đền mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian, truyền thống lịch sử. Đền có hệ thống tượng phong phú, quý hiếm về nghệ thuật điêu khắc, hội tụ khá đầy đủ gia thất Trần Quốc Tảng và các tướng lĩnh tài ba của nhà Trần, niên đại khá sớm và được tạo tác bằng chất liệu quý, đến nay vẫn giữ được nguyên bản.
Chính quyền TP. Cẩm Phả quy hoạch tổng thể khu di tích quốc gia Đền Cửa Ông và mở rộng vùng lõi, vùng đệm với quy mô trên 20 ha. Trong đó quy hoạch chi tiết, hợp lý và khoa học các khu vực thờ tự, khu vực tượng đài, các khu chức năng theo đúng nghi thức thờ tự truyền thống, cốt cách thờ tự của dòng họ Trần.
Hiện nay có 10 di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt, trong đó có Đền Cửa Ông của Quảng Ninh. Gồm: Đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh); Văn miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương); Địa điểm cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi); Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An (Cao Bằng); Chùa Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam); Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương); Thành Điện Hải, quận Hải Châu (Đà Nẵng); Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), huyện Mỹ Đức (Hà Nội); Đình Hoành Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An); Đình Chèm, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.