Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 1 năm 2021 | 11:22

Thăm làng hương trăm tuổi tại Thừa Thiên - Huế

Nghề làm hương của người dân tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm lui tới tham quan của du khách.

Nhiều năm trở lại đây, tuyến đường Huyền Trân Công Chúa, phường Thủy Xuân, thành phố Huế đã thành địa điểm lui tới của du khách trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên - Huế. Họ biết, tìm đến nơi này vì muốn trực tiếp được xem, mua và chụp hình lưu niệm cùng hàng trăm bó hương với đầy đủ màu sắc được trưng bày ở đây.

 

 

Làng hương Thủy Xuân đã có từ hàng trăm năm trước.
Làng hương Thủy Xuân đã có từ hàng trăm năm trước.

 

Tiếp và giới thiệu với đoàn khách đến từ miền Bắc, bà Hoàng Thị Giáng (60 tuổi, một người làm hương lâu năm tại phường Thủy Xuân) cho biết, nghề làm hương tại đây là nghề “cha truyền con nối”. Không ai có thể biết rõ nghề làm hương có từ khi nào nhưng với việc đã trải qua rất nhiều thế hệ người ta ước định nghề làm hương tại phường Thủy Xuân đã có từ hàng trăm năm về trước.

“Hương ở đây đến giờ vẫn được làm thủ công từ đầu đến cuối. Đặc biệt, hương được làm từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên không pha hóa chất nên việc sử dụng sẽ đảm bảo an toàn cho khách hàng”, bà Giáng chia sẻ.

 

Con đường này có màu sắc sặc sỡ và mùi thơm nồng nàn của các loại hương.
Con đường này có màu sắc sặc sỡ và mùi thơm nồng nàn của các loại hương.

 

Ở một góc khác của cửa hàng, chị Bé (42 tuổi, con dâu bà Giáng) trực tiếp se hương cho khách xem và kể rằng, “khi chưa lấy chồng chị se một ngày phải được khoảng 11.000 cây hương, đến nay thì ngày chỉ se được khoảng 3.000 cây thôi. Cái này là do một phần mình không còn khỏe như trước, một phần phải dành thời gian cho gia đình và một phần tham gia tiếp các đoàn khách du lịch tới thăm nữa”.

Qua trò chuyện với chị Bé được biết, hiện nay ở Thủy Xuân các cơ sở sản xuất nhiều loại hương như trầm, bưởi, quế, lài, sả… Để tạo ra các loại hương có mùi khác nhau điều cơ bản là sẽ sử dụng nguyên liệu từ chính những cây này làm chủ đạo. Tuy nhiên, mỗi loại hương sẽ có một tỷ lệ nguyên liệu khác nhau khi trộn.

Điển hình, khi làm hương quế người thợ sẽ trộn bột theo tỷ lệ 70% bột quế, 20% bột dẻo và 10% là mùn cưa. Trong đó, không dùng mùn cưa từ mít, xoan và kiềng kiềng vì chúng sẽ khiến hương không cháy.

 

Nơi đây trở thành một địa điểm được nhiều khách du lịch tìm đến tham quan.
Nơi đây trở thành một địa điểm được nhiều khách du lịch tìm đến tham quan.

 

Một nhân viên trong tiệm hương Đức Thành giới thiệu rằng, làm hương có nhiều công việc khác nhau nhưng có thể tóm gọn trong các bước làm chông, trộn bột, se hương và phơi, đóng gói. Mỗi một công đoạn sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng cuối cùng của thành phẩm.

Người này cũng cho biết, hương Thủy Xuân được đưa đi tiêu thụ tại hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam. Đặc biệt, hiện nay một số tiệm làm hương tại đây đã vươn ra thị trường nước ngoài như Đài Loan, Hồng Kông… “Khách nước ngoài họ cũng thích lắm vì khi đốt mùi hương tỏa ra tạo cho họ cảm giác thoải mái. Nhưng có lẽ vì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên hương Thủy Xuân ngày càng có nhiều mùi khác nhau”, người bán hàng phân tích.

Ghi nhận tại làng hương Thủy Xuân không chỉ có mùi hương thay đổi mà màu sắc chân hương cũng có sự thay đổi nhiều. Cụ thể, ngày trước chỉ có màu đỏ hoặc nâu được sơn ở phần chân của que hương, đến nay phần này được sơn với nhiều màu sắc đỏ, vàng, xanh, tím… rất bắt mắt. Sự thay đổi này đã khiến con đường sặc sỡ hơn, hấp dẫn hơn và trở thành địa điểm tham quan thú vị với du khách.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top