Theo Ban quản lý di tích, tổ chức Lễ hội Phủ Na, có khoảng 20 - 30 vạn người tới Khu di tích lịch sử văn hóa và Thắng cảnh đền Phủ Na ở xã Xuân Du (Như Thanh - Thanh Hóa) để dâng hương, hành lễ những ngày đầu năm Mậu Tuất 2018.
Được biết, Khu di tích lịch sử văn hóa và Thắng cảnh đền Phủ Na tổ chức 2 kỳ hội trong năm. Kỳ hội tháng Giêng, tháng 2 âm lịch (đầu năm) sẽ tổ chức cho du khách thập phương đến dâng hương, hành lễ, bắt đầu từ ngày 15/2/2018 đến ngày 16/3/2018 (tức từ ngày 30/12/2017 đến ngày 29/1/2018 âm lịch).
Ngay từ sáng sớm mùng 4 Tết, hàng nghìn người đã đổ về Khu di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh đền Phủ Na để dâng hương, hành lễ.
Kỳ hội tháng 8 âm lịch bắt đầu từ ngày 9/9/2018 đến 30/9/2018 (tức từ ngày 30/7/2018 đến 20/8/2018 âm lịch).
Nhiều du khách viết sớ trước khi vào đền.
Những ngày đầu năm Mậu Tuất 2018, hành nghìn du khách trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa về đây dâng hương.
Đền Cô Bơ luôn thu hút du khách tới dâng hương
Anh Nguyễn Đình Hoàn, du khách ở thành phố Thanh Hóa tâm sự, mấy năm nay, năm nào cũng vậy, cứ đầu năm tôi lại cùng gia đình về đây dự lễ hội Phủ Na. Thứ nhất là du xuân, thứ hai là cầu mong cho gia đình năm mới được khỏe mạnh, làm ăn may mắn, phát lộc, phát tài.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng ban Quản lý di tích, Tổ chức Lễ hội Phủ Na, cho biết, những ngày đầu năm Mậu Tuất 2018 dự kiến có ngày có tới 20 - 30 vạn người về đây dâng hương, hành lễ. Do vậy, để đảm bảo an ninh trật tự xã và huyện đã triển khai nhiều phương án để đảm bảo an ninh trước trong và sau lễ hội.
Tại đền Cô Chín, hàng nghìn người tới đây dâng hương
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.