Mưa lũ không chỉ lấy đi đất và hoa màu của các hộ dân ở xã Xuân Thiên huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), mà còn khiến cuộc sống của họ rơi vào trạng thái bất an khi ngôi nhà của mình đang đứng trước nguy cơ “cuốn theo hà bá”.
Theo phản ánh của người dân thôn Quảng Phúc, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, sau trật lũ lụt tháng 10/2017, đã gây sạt lở và cuốn đi hàng trăm mét đất cùng các công trình phụ của người dân. Không dừng lại ở đó, tình trạng sạt lở còn ăn sâu vào tận nhà cửa, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của các hộ dân sinh sống ở đây.
Có mặt tại nhà bà Phạm Thị Ban (51 tuổi), trú tại thôn Quảng Phúc, chúng tôi thấy sạt lở đã ăn vào đến tận mép tường nhà bà. Nhiều vết nứt ở tường và nền gạch cũng bắt đầu xuất hiện.
Chỉ tay về phía dòng sông, bà Ban cho biết: “Sau trận lũ năm ngoái, nhà tôi mất hơn 200m2 đất cộng với các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh và chuồng chăn nuôi. Từ hôm sạt lở đến nay, chúng tôi luôn sống trong tình trạng bất an, lo sợ nửa đêm đang ngủ nhà cửa bỗng trôi sông”.
Mưa lũ đi qua đã hơn 6 tháng, thế nhưng người dân ở đây vẫn chưa thấy các cơ quan chức năng có động tĩnh gì để họ được tái định cư đến nơi ở mới, an toàn hơn.
Không chỉ có vậy, sau trận lũ lụt, dù mất đất, mất của cải, nhưng họ cũng chỉ được nhận mấy gói mì tôm và cân gạo của những nhà hảo tâm biếu tặng.
Ông Cao Văn Thanh (64 tuổi), trú tại thôn Quảng Phúc cho biết: “Nhà tôi bị mất hơn 300m2 đất và hoa màu nhưng cũng chỉ được hỗ trợ 15 gói mì tôm và gạo như các nhà bị ngập lụt khác”.
Theo ghi nhận của PV., tình trạng sạt lở dọc bờ tả sông Chu kéo dài qua ba thôn là Quảng Phúc, Hiệp Lực, Đại Đồng, xã Xuân Thiên, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà cửa, công trình phụ, đất ở của 25 hộ dân. Nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng, lấn sâu vào đất thổ cư của các hộ dân nơi đây từ 10 đến 35m so với trước mưa lũ hồi tháng 10 vừa qua.
Được biết, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền để mong sớm được tái định cư, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, sau những lần kiến nghị, chỉ thấy một số cán bộ đến đo đạc rồi đâu cũng vào đấy.
Ông Nguyễn Duy Đào, Chủ tịch UBND xã Xuân Thiên, cho biết: “Sau trận áp thấp và cơn bão số 10 năm ngoái, đã gây mưa lớn trên diện rộng, cộng với việc xả lũ của thủy điện Cửa Đạt gây sạt lở cho 25 hộ ở 3 thôn trong toàn xã, trong đó có 12 hộ thuộc diện di dời khẩn cấp. Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, chúng tôi luôn cho anh em canh trực, hướng dẫn bà con không đi vào chỗ sạt lở”.
Cũng theo ông Đào, chính quyền địa phương đã có tờ trình gửi lên UBND huyện và các sở ban ngành xem xét để các hộ dân được tái định cư sang thôn Đông Cổ để sớm ổn định cuộc sống.
Khi những ngôi nhà của các hộ dân đang chênh vênh trên mỏm đất pha cát, không biết lúc nào sẽ đổ sập thì phía lãnh đạo huyện và các sở ban ngành vẫn im lặng, không có một động thái tích cực.
Đề nghị các cơ quan ban ngành sớm vào cuộc để các hộ dân có cuộc sống mới, yên ổn và an tâm sản xuất.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.