Kỳ họp thứ 3, HĐND TP. Hà Nội khoá XVI diễn ra từ ngày 7-19/12, sẽ xem xét, thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó tập trung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2021,nhiệm vụ năm 2022.
Thứ nhất, HĐND thành phố sẽ đánh giá toàn diện tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, thu - chi ngân sách, công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 và kế hoạch năm 2022.
Thứ hai, xem xét, thảo luận và thông qua 22 báo cáo, 8 nghị quyết thường kỳ và 12 nghị quyết chuyên đề, trong đó nhiều nội dung rất quan trọng như: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; hoàn thiện kế hoạch đầu tư công 5 năm và kế hoạch năm 2022; các nội dung, mức chi đặc thù thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố; một số chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; quy định mức tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Thủ đô; chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021-2025…
Thứ ba, HĐND thành phố thực hiện quyền giám sát trực tiếp thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố, các thành viên UBND thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan về 2 nhóm vấn đề: Công tác phòng, chống dịch; việc triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố; việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. Đây là những nội dung rất quan trọng và thiết thực, đang được thành phố tập trung chỉ đạo, được đông đảo cử tri, nhân dân quan tâm và được nhiều đại biểu HĐND, tổ đại biểu HĐND đăng ký, đề xuất.
"Với phương châm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu HĐND thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, dân chủ, trí tuệ, để thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng, góp phần vào sự thành công của kỳ họp. Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc kỳ họp thứ ba, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026", đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh.
Thay mặt UBND thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải trình bày báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2022 của thành phố Hà Nội.
Đến nay, đã có gần 6,2 triệu người (tương ứng 94,2% người dân từ 18 tuổi trở lên) được tiêm mũi 1 (trong đó tỷ lệ tiêm mũi 1 cho người trên 50 tuổi là 87,8%), trên 5,5 triệu người (tương ứng 84,6% người dân từ 18 tuổi trở lên) được tiêm mũi 2 (trong đó tỷ lệ tiêm mũi 2 cho người trên 50 tuổi là 82,3%).
Tiếp đó là công tác phòng, chống dịch được xác định là nhiệm vụ trọng tâm từ cấp thành phố đến cấp cơ sở, với phương châm người dân là chiến sĩ, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch. Thành phố đã thành lập 4.573 tổ Covid-19 cộng đồng với 29.540 nhóm Covid-19 cộng đồng tham gia công tác phòng, chống dịch tại cơ sở. Thành phố đã xây dựng phương án điều trị tại các bệnh viện và cơ sở thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để có thể đáp ứng quy mô 50.000 giường; phê duyệt phương án đáp ứng ô xy y tế trong tình huống có 40.000 người bệnh.
Dự kiến GRDP năm 2021 của thành phố tăng khoảng 2,35-3%. Theo cập nhật mới nhất từ Tổng Cục thống kê, GRDP trong 6 tháng đầu năm 2021 của thành phố đạt 6,02%; 9 tháng đạt 1,44% (do tác động của dịch bệnh, GRDP quý III tăng trưởng âm 6,89%), quý IV tăng 6,69% và GRDP cả năm 2021 của thành phố là 2,92%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát và điều hành theo kế hoạch, dự kiến tăng khoảng 1,9-2,4%.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 241.896 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán Trung ương giao và các cấp, các ngành của thành phố sẽ nỗ lực, cố gắng để phấn đấu hoàn thành mức cao nhất chỉ tiêu được giao (theo cập nhật mới nhất của các ngành đến thời điểm hiện tại, dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 108,3% dự toán Trung ương giao, đạt 101,5% so với dự toán HĐND thành phố giao và tăng 13.193 tỷ đồng so với số đã báo cáo HĐND thành phố).
Phát biểu tại phiên khai mạc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu HĐND thành phố phát huy cao độ tinh thần dân chủ, khách quan, trách nhiệm trước cử tri để thảo luận kỹ lưỡng, làm rõ hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nữa tình hình, những kết quả tích cực đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và các nhiệm vụ khác trong năm 2021; từ đó chỉ ra các nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan và các bài học kinh nghiệm thực tiễn cần thiết cho thời gian tới. Trên cơ sở đó, quyết nghị cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tài chính - ngân sách, đầu tư công trong năm 2022.
Kỳ họp thứ 3, HĐND TP. Hà Nội xem xét, thông qua 42 nội dung, gồm 22 báo cáo và 20 tờ trình, dự thảo Nghị quyết (trong đó có 8 nghị quyết thường lệ và 12 nghị quyết chuyên đề, gồm 2 nghị quyết không là nghị quyết quy phạm pháp luật và 10 nghị quyết quy phạm pháp luật; riêng nghị quyết về mức chi gồm 12 nội dung). Theo chương trình kỳ họp, HĐND thành phố dành 1 ngày để tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn về 02 nhóm vấn đề: Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; việc triển khai các biện pháp tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố và Nhóm vấn đề thúc đẩy, thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. |
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.