Sau vụ cháy tại chung cư CT4B Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông vào tối ngày 11.10 vừa qua, dư luận thực sự lo lắng về công tác phòng cháy ở các chung cư nói chung và của đại gia Lê Thanh Thản nói riêng.
Cháy tại chung cư CT4B Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông vào tối ngày 11.10. Ảnh : internet
Kết quả thanh kiểm tra của thành phố Hà Nội cho thấy những con số giật mình về những sai phạm ở hàng loạt chung cư của đại gia này. Nhưng, điều cần nói nhất, thì hầu như cả cơ quan chức năng lẫn dư luận lại ít đề cập nhất.
Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, cũng như kết quả kiểm tra, rà soát của cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội, tính đến tháng 3.2015, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (của đại gia Lê Thanh Thản) là chủ đầu tư 21 công trình nhà cao tầng. Tuy nhiên, có đến 17 công trình chưa đạt yêu cầu về PCCC. Trong đó, có 2 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định; 10 công trình đã thẩm duyệt thiết kế về PCCC, đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu; 5 công trình đang thi công nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
Vậy vấn đề cần đặt ra ở đây là gì?
Thứ nhất, tại sao những công trình chưa đạt yêu cầu về công tác phòng cháy, chữa cháy như vậy vẫn được phép hoạt động? Lẽ gì phải đến lúc bị hỏa hoạn rồi mới rà soát kiểm tra tổng thể, cơ quan chức năng đã ở đâu trước khi chung cư đi vào vận hành?
Thứ hai, vì sao lực lượng cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội đã xử phạt hành chính và kiến nghị với chủ đầu tư khắc phục thiếu sót, tồn tại về phòng cháy, chữa cháy nhiều lần, doanh nghiệp vẫn không thực hiện mà vẫn …vô tư đi vào hoạt động?
Thứ ba, không chỉ trong công tác PC& CC, trong cả quá trình xây dựng, những công trình của đại gia này vi phạm Luật Xây dựng cũng không ít nhưng mọi chuyện rồi đâu …cũng vào đấy.
Và điều quan trọng hơn, việc vi phạm Luật Xây dựng kiểu này cũng không hiếm ở Hà Nội.
Vậy đã có cá nhân, tập thể nào đã bị xử lý trách nhiệm chưa?
Đã đến lúc, không thể để các biên bản xử lý vi phạm trật tự xây dựng như những “lá bùa hộ mệnh” chỉ với mục đích bảo vệ cho lực lượng chức năng khi vụ việc bị vỡ lở.
Xin thưa các vị công bộc, những trò đó đã xưa như trái đất.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.