Khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có, Gia Lai đang tiến gần mục tiêu trở thành trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, một điểm đến mới cho các nhà đầu tư.
Cách đây khoảng nửa thập kỷ, khi nghiên cứu bài toán tăng trưởng tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, giới chuyên gia đã nhận định các đại đô thị sẽ không còn là động lực duy nhất của nền kinh tế. Thay vào đó, những khu vực có quy mô dân số trung bình khoảng 500.000 đến dưới 5 triệu người sẽ trở thành "điểm nóng" thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.
Bên cạnh các yếu tố về sự da dạng tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường tiêu dùng không ngừng gia tăng…, báo cáo "Những khía cạnh khác về thị trường Đông Nam Á" của Nielsen/AlphaBeta cũng nhấn mạnh vào vai trò của du lịch. Theo đó, một nền kinh tế du lịch sôi động có thể là nhân tố đóng góp mạnh mẽ vào sự trỗi dậy của những khu vực mới giàu tiềm năng, điển hình như Yogyakarta, Bandung (Indonesia) và Yangon, Mandalay (Myanmar)…
Tại Thái Lan, thành phố Chiang Mai cũng là hiện tượng bứt phá đáng ngưỡng mộ nhờ du lịch. Với dân số chỉ khoảng hơn 600.000 người nhưng "đóa hồng phương Bắc" của Thái Lan từng đạt tốc độ tăng trưởng gấp 7 lần mức trung bình chung cả nước. Tọa lạc trên vùng địa hình cao nhất của Thái Lan, Chiang Mai đã biến núi rừng thành tài nguyên để phát triển văn hóa bản địa với những loại hình nghỉ dưỡng, điền trang thu hút hàng triệu du khách và vững vàng trở thành một trung tâm du lịch quốc tế.
Nhìn vào kinh nghiệm của Chiang Mai có thể xem là bài học về khai thác hiệu quả tiềm năng cho nhiều địa phương ở Việt Nam. Ví dụ như Gia Lai, Tây Nguyên, nơi sở hữu tài nguyên cảnh quan không thua kém Chiang Mai, có thể vươn mình từ những bước đi đầu tiên. Không chỉ sở hữu khí hậu trong lành và tương đối mát mẻ nhờ địa hình cao nguyên, Gia Lai còn là vùng đất của đa dạng thắng cảnh thiên nhiên – di tích văn hóa – lịch sử độc đáo. Trong đó, đáng chú ý có thể kể đến Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng và Di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận.
Theo Quyết định 1015/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu xây dựng Gia Lai trở thành trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Cùng với việc TP. Pleiku chính thức lên đô thị loại I từ cuối năm 2020, Gia Lai có thêm nhiều cơ hội bứt phá để trở thành đầu tàu, động lực cho cả vùng Tây Nguyên phát triển.
Với mục tiêu phát triển bền vững cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, Gia Lai xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, hạ tầng là một trong 4 chương trình trọng tâm, nhất là hạ tầng vùng động lực.
Năm 2021, Gia Lai có 3 dự án giao thông trọng điểm được đẩy mạnh triển khai nhằm tăng cường liên kết vùng theo cả trục Đông – Tây và Bắc – Nam bao gồm: nâng cấp quốc lộ 19, quốc lộ 25 và quốc lộ 14C. Nhiều tuyến giao thông huyết mạch nội tỉnh cũng được chỉnh trang, tạo sự kết nối liền mạch giữa Gia Lai với vùng Duyên hải miền Trung và khu vực tam giác phát triển.
Trong thời gian tới, Cảng Hàng không Pleiku sẽ được nâng cấp và mở rộng phát triển các tuyến bay, tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku - cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh được đầu tư xây mới… Hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối thuận tiện đã kéo gần khoảng cách liên vùng,mở đường cho Gia Lai thu hút du khách và nhiều nhà đầu tư chiến lược.
Trong năm 2021, Gia Lai dự kiến kêu gọi đầu tư 226 dự án, ưu tiên các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, dự án về năng lượng tái tạo, dự án thương mại - du lịch…
Bức tranh hạ tầng Gia Lai sẽ có thêm nhiều gam màu tươi sáng với những dự án đô thị, du lịch nghỉ dưỡng trọng điểm của các tập đoàn lớn như Vincom Shophouse Pleiku của Vingroup, Khu đô thị TNR Stars Đắk Đoa của TNR… Tập đoàn FLC cũng đã và đang triển khai dự án Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gia Lai tại thành phố Pleiku, hay Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái - sân golf FLC Gia Lai tại huyện Đak Đoa có quy mô hàng trăm hecta.
Theo các chuyên gia, để biến tiềm năng thành thế mạnh, Gia Lai cần tạo điểm nhấn cho du lịch qua việc tập trung phát triển cơ sở lưu trú cao cấp, các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với bản sắc địa phương và có sự liên kết về điểm đến, dịch vụ… Như vậy mới đủ sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút đa dạng du khách.
Cùng với những quy hoạch tổng thể phù hợp, Gia Lai đang tiến những bước vững chắc trên chặng đường trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa và du lịch trọng điểm của khu vực Tây Nguyên trong tương lai gần.
P.V (Theo Nhịp sống kinh tế)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.