Chỉ trong vài tháng đầu năm 2017, thị trường bất động sản (BĐS) TP.Hồ Chí Minh tiếp tục chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của nhiều dự án “chết”. Sự bắt tay của các doanh nghiệp lớn tại những dự án này tiếp tục thổi làn gió mới vào thị trường địa ốc phía Nam.
Dự án The Garden quận Tân Phú được An Gia mua lại của Công ty Nakyco đã bàn giao cho khách hàng vào tháng 6/2016 là minh chứng cho sự thành công của các dự án M&A.
Sôi động M&A
Những ngày qua, thị trường BĐS TP.Hồ Chí Minh xôn xao với thông tin An Gia Investment và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) công bố đã hoàn tất việc mua lại 7 block thuộc dự án khu dân cư phức hợp Lacasa – quận 7 từ tay Tập đoàn Vạn Phát Hưng. Trong đó, giai đoạn 1 An Gia Investment đã mua lại 2 block vào tháng 3/2015; giai đoạn 2 tiến hành mua lại 5 block tiếp theo. Được biết, dự án mới này có quy mô khoảng 6ha với 2.000 căn hộ bao gồm cả office-tel, có tổng vốn đầu tư khoảng 3.500 tỉ đồng. Đây sẽ tiếp tục là một dự án thuộc phân khúc trung cao cấp nên An Gia Investment đã dành hơn 3,5ha đất để xây dựng các tiện ích phục vụ cư dân, trong đó có hơn 7.000m2 diện tích mặt nước bao gồm hồ bơi, các hồ cảnh quan, tiểu cảnh... để đảm bảo môi trường sống và giá trị thẩm mỹ của khu căn hộ. Dự án này cũng được giới thiệu là có thiết kế đặc biệt với sảnh đón mở mang phong cách resort nghỉ dưỡng, kết nối toàn bộ 5 block, cho tầm nhìn không giới hạn xuyên suốt toàn bộ tiện ích nội khu.
Thực chất, trước thời điểm Creed Group tham gia, An Gia Investment cũng đã thực hiện mua lại hàng loạt dự án bị “đóng băng” trong nhiều năm liền, tất cả đều được “hồi sinh” sau khi chuyển nhượng. Điển hình như dự án The Garden quận Tân Phú mua lại của Công ty TNHH Đầu tư Nakyco được bàn giao cho khách hàng vào tháng 6/2016 đã nhanh chóng tăng giá hơn 40%; dự án Angia Star quận Bình Tân mua lại của Công ty CP Đầu tư xây dựng Tân Bình cũng chuẩn bị được bàn giao vào quý II/2017.
Cũng tại thị trường địa ốc phía Nam, Hưng Thịnh Corp nổi lên như một trong những cái tên chịu khó M&A (mua bán và sáp nhập) nhất. Cụ thể, trong năm qua, Hưng Thịnh đã thâu tóm gần 12 dự án lớn nhỏ nằm tại khu Đông, Nam và Tây Bắc bằng cách mua 100% các doanh nghiệp đang sở hữu đất hay dự án. Năm 2017, Hưng Thịnh đang thực hiện kế hoạch thâu tóm 5-7 dự án khác, trong đó vừa nhận chuyển nhượng một quỹ đất khá lớn tại Cam Ranh (Khánh Hòa) để chuẩn bị lấn sân sang phân khúc BĐS nghỉ dưỡng.
Một cái tên khác là Novaland cũng để lại nhiều dấu ấn khi chỉ trong 3 năm doanh nghiệp này đã phát triển nhanh chóng quỹ đất từ 4 dự án vào năm 2013 lên hơn 40 dự án như hiện nay. Đặc biệt, trong năm 2016, Novaland đã nhận chuyển nhượng dự án khoảng 30ha tại khu Nam Rạch Chiếc, quận 2 từ VinaCapital. Hiện Novaland cũng đang tiếp tục đàm phán với nhiều đối tác lớn để tiếp tục thâu tóm quỹ đất.
Xu hướng tất yếu năm 2017
Lý giải việc lựa chọn con đường M&A thay vì tự phát triển quỹ đất để làm dự án mới, ông Lương Sĩ Khoa, Phó chủ tịch HĐQT An Gia Investment, chia sẻ: “Thứ nhất, việc M&A các dự án giúp chúng tôi tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc hoàn thành các thủ tục pháp lý cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến đền bù và giải tỏa mặt bằng. Nếu phát triển dự án mới, công đoạn này có khi lên đến hơn 1 năm, trong khi thị trường đang có những tín hiệu tốt nên phải tận dụng cơ hội để giới thiệu sản phẩm ngay. Thứ hai, phần lớn các dự án bị đứng đều nằm tại các vị trí đẹp, quỹ đất lớn, cận kề trung tâm, có hạ tầng dân sinh phát triển, kết hợp với lợi thế về kinh nghiệm của An Gia Investment và dòng tiền mạnh của Creed Group, chúng tôi dễ dàng phát triển những dòng sản phẩm mới phù hợp hơn”.
Ông Masakazu Yamaguchi, Giám đốc Quỹ đầu tư Creed Group tại Việt Nam cũng cho rằng: “Các quỹ đầu tư nước ngoài như chúng tôi có thế mạnh về tài chính và kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, những doanh nghiệp trong nước lại có lợi thế rất lớn về tiếp cận quỹ đất, sự am hiểu về thị trường, môi trường kinh doanh và các chính sách pháp lý. Tôi tin rằng, sự hợp tác giữa Creed Group và An Gia Investment cũng như giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ giúp kết hợp hiệu quả những thế mạnh của mỗi bên, tạo nên năng lực cạnh tranh lớn hơn rất nhiều”.
Cùng quan điểm trên, ông Trần Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty quản lý BĐS Trường Phát, phân tích thêm: “Dưới tác động của hệ thống chính sách, việc phát triển của nền kinh tế đất nước cùng hàng loạt những dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực để triển khai thì việc M&A sẽ là xu thế tất yếu. Năm 2017, thị trường M&A vẫn rất sôi động, doanh nghiệp nội sẽ đóng vai trò là chủ cuộc chơi. Bởi lẽ thủ tục triển khai dự án BĐS tại Việt Nam vẫn còn rất nhiêu khê và thời gian kéo dài, là những trở lực rất lớn cho nhà đầu tư ngoại. M&A là con đường nhanh nhất và đỡ rủi ro nhất cho họ. Tuy nhiên, doanh nghiệp nội có lợi thế hơn trong cuộc chơi nếu xét ở khía cạnh này”.
Thái An - Đình Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.