Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 1 năm 2017 | 10:8

Thợ khắc dưa hấu kiếm tiền triệu những ngày cận Tết

Từng có hàng chục năm làm nghề khắc dưa hấu, tác phẩm của anh Nguyễn Kim Thao khiến nhiều người trầm trồ thán phục.

Anh Nguyễn Kim Thao lập nghiệp ở TP HCM hàng chục năm trước, nơi người dân có truyền thống trưng dưa hấu mỗi dịp Xuân về. Vốn có bàn tay tài hoa của người thợ thiết kế nội thất, phục chế đồ cổ, anh Thao thử khắc dưa nghệ thuật. Ngay lập tức, các sản phẩm của anh được mọi người yêu thích.

Ngoài công việc chính, dịp cận Tết, anh Thao lại mang đồ nghề ra vỉa hè ngồi khắc dưa thuê. Người miền Nam có truyền thống thờ dưa hấu nhiều nên anh rất "đắt hàng". Anh còn dạy cho rất nhiều người khác nghề khắc dưa của mình.

tho khac dua hau kiem tien trieu nhung ngay can tet hinh 1
Trung bình mỗi ngày anh Thao khắc được khoảng 15-20 quả dưa, tùy độ to nhỏ và hình thù hoa văn. 

5 năm trước, anh trở về quê nhà ở Đông Anh, Hà Nội. "Người miền Bắc dùng dưa lễ nhiều hơn trước nên công việc cũng nhiều dần", anh Thao tâm sự.

Đơn đặt hàng nhiều, anh kéo cả cháu ruột đang học Đại học Kiến trúc Hà Nội là Nguyễn Kim Tâm làm cùng mới xuể. Trung bình mỗi ngày anh Thao khắc được khoảng 15-20 quả dưa, tùy độ to nhỏ và hình thù hoa văn.

Cả hai chú cháu cả ngày chăm chỉ cũng được khoảng 30-35 quả dưa. Số lượng này khá ít so với nhu cầu nên khách hàng phải đặt trước một vài ngày. Hầu hết mẫu khắc trên dưa đều do anh Thao tự sáng tạo, liên quan đến các chủ đề Tết Nguyên đán. Nếu khách có mẫu riêng, anh sẵn sàng làm theo yêu cầu.

Trung bình anh mất khoảng 30-40 phút để hoàn thành một mẫu khắc dưa với mẫu chữ bình thường. Tuy nhiên, anh Thao cho biết khắc hình vẽ đòi hỏi thời gian nhiều hơn khắc chữ bởi độ phức tạp lớn. Anh thường mất khoảng hơn 1 giờ để khắc xong một quả dưa có hình vẽ hoàn chỉnh.

Năm Đinh Dậu, anh Thao đưa nhiều mẫu hình gà lên dưa của mình. Anh cho biết mẫu này bán rất chạy và được nhiều người yêu thích. Niềm vui lớn nhất của anh Thao với hơn chục năm làm nghề khắc dưa là tình cảm của người mua dành cho mình.

Trước người mua còn mang vịt quay, đồ ăn, hoa quả đến mời anh như người nhà. "Họ bỏ ra cả triệu bạc để mời tôi đồ ăn trong khi quả dưa chỉ đáng giá 300.000 đồng", anh Thao kể.

Anh chia sẻ nghề khắc dưa ăn vào máu rồi. Giờ cứ nhìn dáng quả dưa là rất nhiều ý tưởng, hình thù hiện lên trong đầu. Kỷ lục quả dưa to nhất anh từng khắc có trọng lượng 22 kg, phải 2h mới khắc xong.

Sau khi khắc, quả dưa đươc bán với giá 2 triệu đồng. Dưới bàn tay của anh, những quả dưa Sài Gòn to tròn biến thành những tác phẩm nghệ thuật với nhiều hình thù đa dạng, mềm mại.

Giá khắc dưa dao động trong khoảng 200.000-300.000 đồng. Nhiều quả có hình thù phức tạp hoặc to sẽ đắt hơn một chút. Trung bình mỗi ngày anh Thao thu nhập được khoảng 1-2 triệu đồng.

Chị Đặng Thị Doan (Đội Cấn, Hà Nội) cho biết chị rất thích các hình vẽ trên dưa và rất thán phục tài hoa của anh Thao. Chị đã tìm loại hàng này tại Hà Nội rất lâu rồi cho đến khi gặp được anh Thao.

Nhà chị vẫn giữ truyền thống thờ bưởi ngày Tết nhưng sẽ mua thêm hai quả dưa khắc hình./.

Theo Hiếu Công/Zing
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top