Liên quan đến vấn đề UBND tỉnh Nam Định thu hồi đất để GPMB khu đô thị mới khiến người dân khiếu kiện nhiều năm qua, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng VPLS Interla, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, hiện đang là luật sư tư vấn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các hộ dân bị thu hồi đất trong dự án nêu trên.
Thưa Luật sư Trương Quốc Hòe, xin Luật sư cho biết cụ thể trong việc thu hồi đất để GPMB xây dựng khu đô thị mới theo Quyết định số 1223/2004/QĐ-UB và Quyết định số 1260/2004/QĐ – UB của UBND tỉnh Nam Định, các vấn đề về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất đã được pháp luật quy định quy định như thế nào?
Luật sư Trương Quốc Hòe: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/1998/NĐ-CP thì: “Khi có quyết định thu hồi đất, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lập hội đồng đền bù thiệt hại GPMB. Trường hợp cần thiết phải sớm GPMB để thực hiện dự án thì có thể thành lập hội đồng đền bù trước khi có quyết định thu hồi đất. Hội đồng đền bù thiệt hại GPMB phát tờ khai, tuyên truyền, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai. Sở Địa chính phối hợp với ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh soát xét lại quỹ đất dùng để đền bù bằng đất”
Cũng theo Điều này thì trình tự đền bù, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thu hồi đất và lập Hội đồng đền bù GPMB
Bước 2: Hội đồng đền bù thiệt hại GPMB phát tờ khai, tuyên truyền, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai đất, tài sản trên đất. Sau khi tổ chức, cá nhân kê khai sẽ gửi Ủy ban cấp xã nơi có đất xác nhận và gửi Hội đồng đền bù.
Bước 3: Hội đồng đền bù kiểm tra và xác định tổng mức phải đền bù sau đó báo cáo Hội đồng thẩm định và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
Bước 4: Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, cơ quan thu hồi tổ chức việc đền bù cho chủ sử dụng đất.
Đối chiếu với vụ việc tại khu Đông Mạc, phường Lộc Hạ: Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đã không phát tờ khai để nhân dân kê khai diện tích đất bị thu hồi mà chỉ đến từng hộ dân để đối chiếu diện tích đất được giao với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của từng nhà, bỏ qua bước thứ 2 trong quá trình thu hồi và bồi thường GPMB: không phát tờ khai cho dân cũng như tuyên truyền, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai đất, tài sản trên đất, do vậy trong vụ việc này đã thiếu mất mục cá nhân kê khai và gửi bản kê khai tới Ủy ban phường Lộc Hạ và gửi Hội đồng đền bù.
Điều này đã được thanh tra tỉnh Nam Định kiểm tra và kết luận tại Báo cáo số 22/BC-TTr ngày 01/06/2006 về Kết quả thẩm tra xác minh đơn khiếu nại của một số công dân thôn Đông Mạc, phường Lộc Hạ, TP Nam Định: “Qua kiểm tra cho thấy: trước khi GPMB khu đô thị mới, phường Lộc Hạ và thôn Đông Mạc không phát tờ khai để nhân dân kê khai diện tích đất bị thu hồi mà chỉ đến từng hộ để đối chiếu diện tích giao 115 với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của từng nhà”. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng trình tự bồi thường GPMB, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của các hộ dân có đất bị thu hồi.
Ngày 26/5/2004, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1223/2004/QĐ-UB, về việc thu hồi đất để GPMB xây dựng khu đô thị mới. Trong cùng ngày, Hội đồng đền bù GPMB thành phố Nam Định đã lập phương án đền bù và có tờ trình số 485/2004/TT gửi Hội đồng thẩm định GPMB của tỉnh. Sau đó, ngày 01/06/2004 UBND tỉnh Nam Định đã ra Quyết định số 1260/2004/QĐ-UB về việc phê duyệt phương án đền bù GPMB. Tuy nhiên, mãi đến ngày 30/06/2004, Thủ tướng Chính phủ mới ký ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTG về việc giao đất để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới theo phương thức sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có nội dung: giao trách nhiệm cho UBND tỉnh Nam Định hướng dẫn việc bồi thường cho chủ sử dụng đất có đất bị thu hồi.
Như vậy, việc lập và phê duyệt phương án bồi thường diễn ra trước khi có Quyết định giao đất và chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ. Điều này đã vi phạm các quy định tại Tiểu mục 5, Mục III, Thông tư liên tịch số 94TT/LB của Bộ vật giá Chính phủ - Tài chính – Xây dựng – Tổng Cục địa chính ngày 14/11/1994 hướng dẫn thi hành Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất: “Đền bù thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 17-8-1994 của Chính phủ; đền bù thiệt hại cho người có đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích khác theo quyết định riêng của Chính phủ”.
Xin Luật sư cho biết những quy định cơ bản của pháp luật về Hội đồng đền bù GPMB?
Luật sư Trương Quốc Hòe: Theo quy định về Hội đồng đền bù thiệt hại GPMB tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 22/1998/NĐ-CP thì: “Căn cứ vào quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; căn cứ vào quy mô, đặc điểm và tính chất của từng dự án, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại GPMB ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh”.
Như vậy, Hội đồng đền bù GPMB chỉ được thành lập sau khi có Quyết định thu hồi đất. Trong một số trường hợp cần thiết phải sớm GPMB để thực hiện dự án, Hội đồng đền bù GPMB cũng có thể được thành lập trước khi có quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù không đưa ra được lý do nào thể hiện sự cần thiết phải sớm GPMB để thực hiện dự án, nhưng UBND tỉnh Nam Định vẫn đã quyết định thành lập Hội đồng đền bù GPMB trước khi có Quyết định thu hồi đất, mặc dù cho đến nay đã 10 năm trôi qua, dự án vẫn còn để hoang, chưa được triển khai xây dựng.
Thành phần của Hội đồng đền bù GPMB được quy định rất cụ thể tại Điều 32 Nghị định 22/1998/NĐ-CP, gồm có 5 thành viên bắt buộc:
“Hội đồng đền bù thiệt hại GPMB cấp huyện do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên khác gồm:
Trưởng phòng tài chính, ủy viên thường trực hội đồng;
Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có đất bị thu hồi, ủy viên;
Đại diện mặt trận tổ quốc quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, ủy viên;
Chủ dự án (chủ sử dụng đất), ủy viên;
Đại diện những người được đền bù thiệt hại.
Các thành viên khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh quyết định cho phù hợp với thực tế của mỗi công trình”.
Thế nhưng theo Quyết định 619/2004/QĐ-UB về việc thành lập Hội đồng đền bù GPMB và Quyết định 1052/2004/QĐ-UB kiện toàn và bổ sung Hội đồng đền bù GPMB thì trong thành phần Hội đồng đền bù GPMB này chỉ có 3 thành viên, thiếu 2/5 thành viên theo quy định của pháp luật là Trưởng phòng tài chính thành phố và Đại diện cho những người được đền bù thiệt hại. Điều này cũng đã được kết luận chính thức tại Báo cáo số 22/BC-TTr ngày 01/06/2006 của Thanh tra tỉnh Nam Định.
Thưa Luật sư, tại thời điểm tiến hành thu hồi đất tại thôn Đông Mạc, phường Lộc Hạ, TP. Nam Định, pháp luật quy định như thế nào về giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi?
Khu đô thị "đắp chiếu" gần 10 năm. |
Xin cảm ơn luật sư!
Thành Vinh (thực hiện)
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.