Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 11 năm 2018 | 22:28

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm Chiến thắng Truông Bồn

Tối 1/11, tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn, tỉnh Nghệ An, Báo Nhân dân và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Truông Bồn (31/10/1968 – 31/10/2018) và chương trình nghệ thuật "Truông Bồn - Miền đất huyền thoại

Trước khi diễn ra buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu đã dâng hương tại phần mộ chung của 13 liệt sỹ Tiểu đội 2, Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội thanh niên xung phong Nghệ An và Nhà thờ tưởng niệm 1.240 Anh hùng liệt sỹ.
6.jpg
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm chiến thắng Truông Bồn.

 

 Mở đầu buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh đã ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, cựu thanh niên xung phong, thân nhân liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng…
 
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ôn lại ngày này của 50 năm trước khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào thời điểm ác liệt. Hàng vạn chiến sĩ bộ đội, công nhân giao thông, thanh niên xung phong và nhân dân đội mưa bom để đánh địch, nối đường, bảo đảm thông đường cho những chuyến xe chở hàng ra tiền tuyến.
 
Những thanh niên đó đã sống một cuộc đời kiên cường, anh dũng, cùng nhau vượt lên bom đạn và những vất vả, thiếu thốn để san lấp hố bom, san đường mở lối, đêm về thay phiên nhau mặc áo trắng làm “cọc tiêu sống”, để điều hành, cảnh giới cho những đoàn xe vượt trọng điểm chở hàng ra tuyền tuyến.
4.jpg
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.

 

 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Cùng với ngã ba Đồng Lộc, Hang tám cô, Thành cổ Quảng Trị và nhiều địa danh lịch sử khác, Truông Bồn đã đi vào lịch sử như một huyền thoại về mảnh đất thiêng liêng, thấm đẫm máu đào của các anh hùng liệt sỹ. Và biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa cách mạng, là dấu son trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là niềm tự hào của tất cả chúng ta và các thế hệ con cháu mai sau về một thời chiến tranh ác liệt, về chiến thắng vẻ vang, oanh liệt trước mọi quân thù xâm lược.
 
Truông Bồn mãi mãi là địa chỉ đỏ giáo dục các thế hệ con cháu của chúng ta về truyền thống anh hùng của dân tộc, về tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí cách mạng kiên cường, bất khuất của các thế hệ cha anh đi trước. Góp phần làm cho dân tộc ta, đất nước ta mãi mãi trường tồn và phát triển rực rỡ, vinh quang như ngày hôm nay”.
 
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nghệ An là hậu phương lớn trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam, là tiền tuyến lớn của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Và trên vùng tuyến lửa khu IV này, Truông Bồn có vị trí đặc biệt quan trọng trên cung đường 15A -  huyết mạch giao thông chi viện nhân lực, vật lực cho chiến trường miền Nam.
 
Nhận thấy vị trí hết sức quan trọng về mặt quân sự của Truông Bồn, đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt. Chỉ trong vòng 4 năm, từ năm 1964 đến năm 1968, trọng điểm này đã phải hứng chịu 18.936 quả bom các loại và hàng ngàn quả tên lửa.
 
Trong khói lửa, đạn bom ác liệt, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ, dân công hỏa tuyến và người dân nơi đây đã kiên cường bám trụ, mưu trí, chiến đấu dũng cảm với quyết tâm sắt đá “tim có thể ngừng đập, nhưng đường không thể tắc”; “sống bám cầu, bám đường; chết kiên cường dũng cảm”, giữ vững mạch máu giao thông cho những đoàn xe, đoàn quân ra tiền tuyến.
 
Trên cung đường Truông Bồn đầy hy sinh, gian khổ, quân và dân Nghệ An đã góp 2 triệu ngày công, đào đắp hàng triệu m3 đất đá; đưa hơn 94.000 lượt xe cơ giới qua lại an toàn; vận chuyển và giải tỏa hơn 1 triệu tấn hàng.
 
Và cũng tại Truông Bồn, 1.240 người con ưu tú thuộc các lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã ngã xuống, mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ. Trong số những người con ưu tú đó có 13 thanh niên xung phong Tiểu đội 2 - “Tiểu đội Thép” thuộc Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội thanh niên xung phong Nghệ An. Họ đã hy sinh vào rạng sáng ngày 31/10/1968.
31.jpg
Nhân chứng sống Truông Bồn bà Trần Thị Thông.

 

 
Với lòng biết ơn và tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại Truông Bồn, địa danh này được xây dựng thành Khu Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1996. Tập thể 14 chiến sỹ thanh niên xung phong Truông Bồn thuộc Đại đội 317, Đội 65, Tổng đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 2008.
 
Truông Bồn đã trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho tuổi trẻ, là địa chỉ văn hóa tâm linh đón hàng vạn đồng bào, chiến sỹ về đây tri ân, thăm viếng anh linh các anh hùng, liệt sỹ.
 
Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Truông Bồn (31/10/1968 – 31/10/2018) và chương trình nghệ thuật "Truông Bồn - Miền đất huyền thoại" là hoạt động tôn vinh truyền thống cách mạng vẻ vang của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, cựu thanh niên xung phong, thân nhân liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, trong đó có 13 liệt sỹ của “Tiểu đội Thép” anh hùng đã ngã xuống cách đây tròn 50 năm về trước.
10.jpg
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức tặng sổ tiết kiệm cho cựu TNXP, đại diện thân nhân và nhân chứng lịch sử Truông Bồn.

 

Chương trình nghệ thuật “Truông Bồn, mảnh đất huyền thoại” đã tái hiện những năm tháng chiến tranh ác liệt, làm sống dậy ký ức khó quên, những tấm gương hy sinh anh dũng của các anh hùng TNXP với tinh thần “sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm”…

 
 
Duy Ngợi
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top