Ngày 13/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Lào và một số bộ, ngành liên quan về tình hình triển khai hợp tác với Lào năm 2017, phương hướng năm 2018.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho rằng, trong năm 2017, năm của tình đoàn kết Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, hai bên đã tổ chức hết sức trọng thể kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào.
Hai bên thực hiện tốt nghị quyết của Bộ Chính trị hai nước và kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào.
Từ nhận thức đến hành động, các cấp các ngành của Việt Nam và Lào cơ bản phối hợp thực hiện tốt chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ hai nước. Nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp đã triển khai nhiều việc, triển khai tốt những kết luận, chủ trương, biện pháp mà hai bên đã đề ra, kể cả việc xử lý những vấn đề tồn tại.
Danh mục công trình, số công việc được triển khai hết sức phong phú trên tất cả các lĩnh vực. “Có thể nói, năm hữu nghị Việt – Lào được triển khai toàn diện. Phía Việt Nam đã làm nhiều công việc để đạt kết quả này”, Thủ tướng nêu rõ.
Trong năm 2018, Thủ tướng nhấn mạnh, tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam – Lào trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như hợp tác khai thác cảng Vũng Áng, điện.
Thủ tướng cũng đề nghị chuẩn bị tốt cho kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào sẽ được tổ chức trong năm nay, nhất là chuẩn bị tốt các biên bản, văn kiện, thỏa thuận hợp tác để kỳ họp đạt kết quả thiết thực.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, theo Thủ tướng, Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Lào trong phát triển kinh tế - xã hội với tinh thần giúp bạn là giúp mình, trong đó sẽ tập trung hơn vào lĩnh vực, công trình quan trọng.
Đối với một số công trình, dự án, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại tiến độ để thúc đẩy, phải làm với tinh thần trách nhiệm cao và kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị làm kém chất lượng.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đầu mối chủ trì thúc đẩy hợp tác Việt - Lào, năm 2017, hai bên đã tổ chức hơn 300 đoàn cấp cao và các cấp thăm lẫn nhau.
Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế chuyến biến tích cực. Các khó khăn, vướng mắc được phối hợp tháo gỡ kịp thời, công tác xúc tiến đầu tư-thương mại, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc được đẩy mạnh.
Hiện doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào 276 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt khoảng 5 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nhà đầu tư tại Lào. Tổng vốn thực hiện lũy kế đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm 32,5%. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, đóng góp nhiều mặt cho Lào, được Chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao.
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào 11 tháng đầu năm 2017 đạt trên 808 triệu USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2016.
Các dự án kết nối về giao thông vận tải trong khuôn khố hợp tác song phương và tiểu vùng được thúc đẩy. Hai bên tiếp tục phối hợp tìm kiếm nguồn vốn triển khai các dự án quan trọng mang tính chiến lược, trong đó có 2 dự án lớn là tuyến đường cao tốc Hà Nội - Vientiane (dài khoảng 725 km) và tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ - Thakhec - Vientiane.
Nam 2017, Việt Nam dành 1.246 suất học bổng cho lưu học sinh Lào sang đào tạo dài hạn và bồi dưỡng ngắn hạn tại Việt Nam, tăng 246 suất so với cam kết của hai Chính phủ.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.