Ngày 18/7, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có thông báo liên quan đến chương trình đón công dân về từ TP. Hồ Chí Minh đợt 1. Trong ngày, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh cũng phát đi thông báo khẩn tìm người liên quan đến bệnh nhân 51.019.
Từ 0h00 ngày 19/7, lập danh sách trình Ban chỉ đạo phê duyệt đón công dân về đợt 1
Theo đó, liên quan đến chương trình đón công dân về từ TP. Hồ Chí Minh, ngày 18/7, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, qua kiểm tra dữ liệu sơ bộ nhận thấy một số trường hợp đăng ký thông tin còn chưa chính xác.
Cùng với đó, trong sáng cùng ngày, hệ thống gặp sự cố nên sẽ có một số bà con bị ảnh hưởng đến kết quả đăng ký. Ngoài ra, hệ thống có bổ sung thêm một số thông tin đăng ký để thuận tiện hơn trong việc xác minh nhưng không bắt buộc. Vì vậy, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị bà con truy cập lại thông tin đảm bảo chính xác và đăng ký thành công.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cho biết, tỉnh sẽ đón bà con về theo kế hoạch và theo đợt. Vì vậy, đề nghị bà con cần đăng ký chính xác thông tin, không nên khai báo thiếu trung thực dẫn đến vi phạm quy định phòng chống dịch.
Cũng theo thông báo, từ 0h00 ngày 19/7, hệ thống sẽ bắt đầu phân tích, phân loại ưu tiên để lập danh sách trình Ban chỉ đạo phê duyệt đón công dân về đợt 1. Bà con có thể liên hệ tổng đài 19001075 để được hỗ trợ.
Trước đó, ngày 16/7, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai chương trình đón công dân từ TP. Hồ Chí Minh về địa phương. Theo chương trình, công dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu về tỉnh Thừa Thiên - Huế có thể đăng ký trực tuyến qua website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn/hcmhue hoặc phần mềm Hue-S.
Hoặc, đăng ký qua Hội đồng hương Thừa Thiên - Huế tại TP. Hồ Chí Minh, cụ thể: ông Phạm Quốc: 0938428131; ông Nguyễn Hoàng Nguyên: 0909135888; ông Trần Quang Phúc: 0915911533 và ông Ngô Phước Tuần: 0908897575.
Quy trình đăng ký từ TP. Hồ Chí Minh về tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm 4 bước. Trong đợt 1, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ tổ chức đón công dân bằng phương tiện đường sắt.
Sau khi về đến Thừa Thiên - Huế, công dân sẽ cách ly tại Khu cách ly tập trung của tỉnh trong thời gian 14 ngày và xét nghiệm PCR tối thiểu 4 lần. Kinh phí đi đón công dân về, ăn uống, xét nghiệm, cách ly tại tỉnh Thừa Thiên - Huế được địa phương này hỗ trợ toàn bộ.
Thông báo khẩn tìm người liên quan đến bệnh nhân mã số 51.019
Liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày 18/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh thông báo khẩn tìm người liên quan đến bệnh nhân mã số 51.019 anh H.D.K. (sinh năm 1994; quê quán: thôn Sơn Tùng, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền). Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào tối 17/7 khi đang thực hiện cách ly tập trung tại Huế.
Anh K. làm nghề lắp đặt nhôm kính tại TP. Hồ Chí Minh (34 đường Phạm Hữu Lầu, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh). Từ ngày 30/6 đến ngày 4/7, anh K. sinh sống nhà trọ tại huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh; đi làm ở quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Từ ngày 5/7 đến ngày 9/7, anh K. ở nhà trọ tại TP. Hồ Chí Minh và trở lại làm việc tại chung cư Vĩnh Hội. Ngày 10/7, được làm test nhanh Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh, cho kết quả âm tính. Ngày 11/7, anh K. ở nhà trọ, không tiếp xúc với ai, không đi ra khỏi nhà trọ. Ngày 12/7, lúc 6 giờ 30 phút, anh K. đi xe ôm rời nhà trọ tới ga tàu lửa ở Đồng Nai, lên tàu SE8 và ngồi ở ghế số 2, toa 3 để về Huế. Ngày 13/7, anh K. đến ga Huế vào lúc 4 - 5h sáng và được xe Trung tâm Y tế thành Huế chở về khu cách ly T3 cách ly tập trung.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.