Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 31 tháng 3 năm 2018 | 16:14

Thượng đỉnh GMS thông qua 2 văn kiện giúp mở rộng hành lang kinh tế

Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng lần 6 (GMS), các nhà lãnh đạo đã thông qua hai văn kiện hợp tác quan trọng.

gms-bemac1-15224799566811641520149.jpg

Các lãnh đạo cấp cao của các nước thành viên GMS, Tổng thư ký ASEAN, Chủ tịch ADB, tại phiên toàn thể Hội nghị thượng đỉnh GMS lần 6 sáng 31-3. Ảnh: VIỆT DŨNG

Cụ thể đó là là Kế hoạch hành động Hà Nội 2018-2022 và Khung đầu tư khu vực vùng 2022.

Khung đầu tư khu vực 2022 bao gồm 227 dự án với tổng kinh phí lên gần 66 tỉ USD, trong đó Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đóng góp 7 tỉ USD.

Chủ tịch ADB Takehiko Nakao đánh giá hai văn kiện trên có mục đích kêu gọi mở rộng các hành lang kinh tế để tăng cường tính kết nối giữa các quốc gia, cũng như giữa các trung tâm thành thị và nông thôn, nhằm bảo đảm phân phối công bằng hơn những lợi ích của tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết ông ủng hộ Kế hoạch hành động Hà Nội giai đoạn 2018- 2022 cùng với Khung đầu tư 2022.

"Tôi đánh giá cao những nỗ lực của các quan chức cấp cao (SOM) và các bộ trưởng đã chuẩn bị cho hai văn kiện hết sức quan trọng này, bao gồm chiến lược hợp tác trong lĩnh vực môi trường và giao thông," Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại phiên toàn thể Thượng đỉnh GMS sáng 31-3.

GMS là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia và lãnh thổ nằm trong lưu vực của sông Mekong, bao gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.

Thượng đỉnh GMS thông qua 2 văn kiện giúp mở rộng hành lang kinh tế - Ảnh 2.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định ủng hộ nội dung Kế hoạch hành động Hà Nội và Khung đầu tư 2022 như tầm nhìn cho hợp tác khu vực GMS trong giai đoạn 5 năm tới - Ảnh: VIỆT DŨNG

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất một số hướng hợp tác lớn của GMS thời gian tới, bao gồm phát triển hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh kết nối khu vực, thúc đẩy "kết nối tương hỗ" về thương mại - đầu tư, hỗ trợ các nước thành viên xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy sản xuất - chế biến - phân phối sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, áp dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong khi đó, Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định sự phát triển của Trung Quốc tạo cơ sở phát triển cho các nước, trong đó có các quốc gia khu vực GMS.

Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư vào khu vực GMS 42 tỉ USD, trao đổi thương mại đạt 220 tỉ USD, và khoảng 30 triệu khách Trung Quốc đã đến các nước GMS du lịch. 

Ngoại trưởng Trung Quốc cam kết nước này sẽ tiếp tục tham gia chặt chẽ hoặc hỗ trợ tài chính cho các dự án phát triển trong tương lai của khu vực GMS.

 

Hàng trăm dự án hạ tầng được thực hiện

Trong 25 năm hình thành và phát triển, cơ chế hợp tác GMS đã đạt được nhiều thành tựu.

Cụ thể, quy mô hợp tác đạt hơn 21 tỉ USD với hàng trăm dự án trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là hợp tác kết nối với việc xây dựng mới và nâng cấp nhiều sân bay, 80 cây cầu, 10.000km đường bộ, 500km đường sắt, và 3.000km đường dây truyền tải điện.

GMS cũng là cơ chế hợp tác đi đầu thúc đẩy việc xây dựng các tuyến hành lang kinh tế liên quốc gia như Hành lang kinh tế Đông Tây, Bắc Nam và ven biển phía Nam.

Các lĩnh vực hợp tác khác như thuận lợi hóa thương mại, nông nghiệp, môi trường đều đạt những kết quả đáng khích lệ.

Tiểu vùng Mekong mở rộng hiện là một khu vực năng động, hội nhập và có những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top