Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 3 năm 2014 | 1:31

Tiếp bài “Một dự án phục vụ dân sinh biến mất”: Hé lộ nhiều sai phạm nghiêm trọng

Quan điểm về vụ việc như báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh về khu đất vàng nằm trên trực đường Hoàng Minh Giám, là dự án Công viên hồ điều hòa “bỗng dưng” trở thành điểm trông giữ xe ô tô, quán nước và hàng loạt sân bóng cỏ nhân tạo cho thuê mang tên Hoàng Gia, Minh Kiệt… lãnh đạo phường Trung Hòa cho biết, họ không hề nhận được bất cứ một văn bản, quyết định nào liên quan đến việc cho phép xây dựng và hoạt động đối với các dịch vụ kinh doanh này. Đây là nguyên nhân khiến UBND phường sở tại lúng túng, thiếu triệt để trong việc sử lý sai phạm.Chúng tôi có tiếp xúc với lãnh đạo UBND hai phường Nhân Chính và Trung Hòa (khu đất thuộc dự án nằm trên địa bàn hai phường này) thì đều nhận được câu trả lời khá tương tự nhau: “Diện tích đất dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính hiện tại được UBND quận Thanh Xuân đã giao cho Trung tâm phát triển Quỹ đất của Quận quản lý. Khi các sân bóng, bãi trông giữ xe được xây dựng và đi vào hoạt động, chúng tôi không nhận được văn bản, quyết định nào liên q

Sau khi báo Kinh tế nông thôn đăng tải bài viết liên quan đến khu “đất vàng” bỗng biến thành sân bóng và bãi gửi xe cho một “nhóm lợi ích” nào đó, phá vỡ đi “hình dáng”của một công viên đúng nghĩa. Nhóm phóng viên Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục tìm hiểu và phát hiện ra nhiều dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng của chính quyền cũng như đơn vị trực tiếp quản lý khu đất này.

Phường đùn cho quận!

Hà Nội: Một dự án phục vụ dân sinh biến mất?

Công văn của UBND TP. Hà Nội giao cho UBND quận Thanh Xuân về việc sử dụng tạm thời quỹ đất.


Đồng thời ông Nguyễn Hải Đăng – Phó chủ tịch UBND phường Trung Hòa, cho biết thêm: “Khi các sân bóng nhân tạo, bãi trong giữ xe ô tô… được xây dựng, phường đã nhiều lần xuống kiểm tra, tại thời điểm này họ chưa xuất trình được các giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật. Dù họ luôn khẳng định mình có hợp đồng thuê đất, có giấy phép nhưng lại không xuất trình và tìm mọi lý do để né tránh việc “lên phường”…”?

Nhiều chuyện phi lí

Ngày 05/07/2013 UBND Quận Thanh Xuân có công văn số 678 UBND – TTPTQĐ gửi UBND TP. Hà Nội về việc cho phép TTPTQĐ và duy tu công trình đô thị được khai thác và sử dụng tạm thời khu đất công, đất chưa sử dụng chờ thực hiện trên địa bàn quận Thanh Xuân vào mục đích kinh doanh dịch vụ.

Để phúc đáp lại công văn số 678 UBND – TTPTQĐ, tại Văn bản giao đất số 5589/UBND-TNMT (ngày 5/8/2013) do Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Hồng Khanh phê duyệt, nêu rõ: “UBND quận Thanh Xuân có trách nhiệm xem xét từng trường hợp cụ thể; sử dụng đất tạm thời không quá 12 tháng, không cho các tổ chức, cá nhân sử dụng làm địa điểm đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Trong thời hạn 12 tháng sử dụng tạm thời, UBND quận Thanh Xuân có trách nhiệm lập phương án sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt báo cao UBND thành phố xem xét”.

Các sân bóng đã và đang mọc lên trên khu đất được phép sử dụng trong 12 tháng.


Từ đây mới nảy sinh những câu chuyện hết sức phi lý, chúng tôi có tiếp xúc với một chủ sân bóng và hỏi về chi phí cho một sân bóng đá 7 người có cỏ nhân tạo vào thời điểm hiện nay thì quả là một chi phí khá lớn, khoảng 300 – 500 triệu đồng, với thời gian thu hồi vốn khoảng 3-5 năm.

Tuy nhiên, trong công văn của UBND TP Hà Nội nêu rõ thời hạn sử dụng là 12 tháng (5/8/2013) đến này chỉ còn chưa đầy 5 tháng, vậy mà hàng loạt sân bóng vẫn đều đều mọc lên trước sự “mặc kệ nó” của chính quyền địa phương. Điều này dư luận đặt câu hỏi: Có chăng UBND quận Thanh Xuân mà trực tiếp là TTPTQĐ quận Thanh Xuân “cố tình” làm sai chỉ thị của lãnh đạo UBND TP Hà Nội? Đồng thời một luồng dư luận một dấu hỏi chấm chính quyền sở tại có “lừa” nhà đầu tư để phục vụ mục đích của mình? Câu hỏi được đặt ra là không đủ thời gian thu hồi vốn thì một nhà đầu tư có dám bỏ ra một lượng tiền lớn để đầu tư?

Trao đổi với ông Vũ Quang Trung – Phó giám đốc TTPTQĐ quận Thanh Xuân, ông cho rằng việc đầu tư sân bóng nếu như bị thu hồi đất thì họ (chủ sân bóng) lột mặt cỏ để chuyển đi chỗ khác…

Trước những sự việc bất thường trên, thiết nghĩ Trung tâm phát triển quỹ đất và UBND quận Thanh Xuân cần có câu trả lời thỏa đáng tới bạn đọc. Đồng thời đề nghị UBND TP. Hà Nội phải nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc trên./.

Vinh Bá

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top