Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 25 tháng 2 năm 2020 | 23:30

Tin ĐBSCL: Hạn mặn, nguy cơ cháy rừng đang diễn biến phức tạp

Những ngày qua nhiều tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang phải gồng mình chống khô, hạn mặn. Hàng chục nghìn ha lúa bị thiệt hại, hàng nghìn ha rừng có nguy cơ cao bị cháy. Các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại.

một-điểm-sạt-lở-chia-cắt-đường-giao-thông-về-đá-bạc-cà-mau-ảnh-nhật-hồ.jpg
Một điểm sạt lở chia cắt đường giao thông về Đá Bạc, Cà Mau (ảnh: Nhật Hồ).

 

Hạn mặn khốc liệt ở Cà Mau

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã có hơn 18.000ha các trà lúa bị thiệt hại, hơn 42.800ha rừng khô kiệt. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 20.500 hộ gia đình bị thiếu nước nước sinh hoạt. Mùa hạn năm nay đang diễn biến hết sức phức tạp. Đã có hơn 1.000 điểm sụt lún và gần 200m đê biển Tây bị hư hỏng nặng.

Nhiều tuyến đường cấp tỉnh đã bị nứt, sụt lún như: tuyến Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc; có 907 vị trí đường giao thông nông thôn sụp lún với tổng chiều dài hơn 21.600m. Đây là điều bất thường, bởi hiện tượng sụp lở đất chưa có dấu hiệu dừng lại, ông Sử cho biết.

Cùng với đó, hiện có trên 180.000 hộ phải sử dụng nước ngầm, một số vùng còn không khai thác được nước do nhiễm mặn... Khai thác nước ngầm thì ảnh hưởng đến tình trạng sụt lún, nguồn nước ô nhiễm, Cà Mau đang thật sự khó khăn, chưa tìm được lời giải đáp, ông Sử nhìn nhận.

Trong khi đó, theo dự báo mùa khô năm 2020 có thể kéo dài đến tháng 5 thậm chí tháng 6. Trong khi hiện nay tình hình sụt lún, sạt lở đã xảy ra nghiêm trọng, nếu tình trạng này kéo dài đến hết mùa khô sẽ gây thiệt hại rất lớn.

Tại Tiền Giang, theo lãnh đạo Chi cục Thủy lợi của tỉnh này, nước mặn từ cửa sông Tiền, sông Vàm Cỏ đã lấn sâu vào nội đồng và từ hướng sông Hàm Luông (tỉnh Bến Tre) lấn sang địa bàn tỉnh Tiền Giang. Khoảng gần 1 tháng qua, các nhà vườn ở huyện Cai Lậy, Cái Bè nằm sâu trong đất liền đã phải mua từng sà lan nước ngọt về để tưới sầu riêng.

Hiện, Tiền Giang có khoảng 13.000ha vườn sầu riêng đang đứng trước tình cảnh thiếu nước tưới vì loại cây này rất mẫn cảm với nước mặn, hiện độ mặn nguồn nước tưới đã gấp 3 - 4 lần độ mặn được khuyến cáo.

Trong khi đó, ông Lương Minh Quyết, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết, tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất trên địa bàn vẫn đang diễn ra khốc liệt. Nhiều hệ thống kênh rạch đang dần cạn kiệt nước. Hiện độ mặn trên các sông tại Sóc Trăng còn khá cao, chưa thể lấy nước.

 

ánh-đồng-lúa-ở-huyện-long-phú-sóc-trăng-đang-thiếu-nước-ngọt-trầm-trọng-thiennhiennet.jpg
Cánh đồng lúa ở huyện Long Phú, Sóc Trăng đang thiếu nước ngọt trầm trọng (Ảnh: thiennhien.net)

 

Độ mặn quá cao đã ảnh hưởng đến lịch thả giống nuôi tôm của bà con. Do độ mặn trên 15‰, cộng thời tiết nắng nóng sẽ không thuận lợi cho việc thả nuôi tôm. Người nuôi tôm cần thận trọng, theo dõi diễn biến thời tiết, độ mặn để bố trí lịch thả giống hợp lý, hạn chế thiệt hại, ông Quyết khuyến cáo.

An Giang: Nguy cơ cháy rừng cao

Theo chi cục Kiểm lâm An Giang, gần 6.000 ha rừng đồi núi và 3.000 ha rừng đồng bằng trên địa bàn đang ở mức cảnh báo cháy cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm. chiếm khoảng một nửa tổng diện tích rừng toàn tỉnh.

Khó khăn hiện nay là các cánh rừng nằm ở khu vực đồi núi, địa hình phức tạp, nền nhiệt cao cùng với sức nóng của núi đá khiến diện tích rừng khô rất nhanh. Ngoài ra, theo ngành chức năng địa phương, hiện tại trong các cánh rừng này còn sót lại nhiều bom đạn của chiến tranh nên rất nguy hiểm nếu xảy ra cháy.

Cùng với đo, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng từ hướng tỉnh Kiên Giang có khả năng ảnh hưởng đến diện tích hơn 9.300ha sản xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang ở hai huyện Tri Tôn và Thoại Sơn.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, tình hình hạn, mặn có thể sẽ tăng nhanh trong tháng 3, tháng 4, do vậy An Giang phải chủ động xây dựng giải pháp, công trình sống chung với hạn, mặn.

 

ông-hà-công-tuấn-thứ-trưởng-bộ-nông-nghiệp-và-phát-triển-nông-thôn-cùng-đoàn-công-tác-khảo-sát-các-hồ-chứa-nước-chống-cháy-rừng-tại-núi-phú-cường-huyện-tịnh-biên.jpg
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cùng đoàn công tác khảo sát các hồ chứa nước chống cháy rừng tại núi Phú Cường huyện Tịnh Biên, An Giang (Ảnh: TTXVN). 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đề nghị, các địa phương chủ động ứng phó, không lơ là với tình trạng khô hạn. Phải bố trí lực lượng túc trực 24/24 tại các chốt canh, chủ động nguồn nước, phương tiện chữa cháy tại chỗ, tuyệt đối cấm người dân sử dụng lửa khai thác, săn bắt trong rừng. Đối với những khu vực thường xuyên có khách hành hương, cần tăng cường tuyên truyền người dân hạn chế đốt nhang, vàng mã.

Long An đắp 6 đập cứu 15.000 ha dứa (khóm) ở Tiền Giang khỏi hạn mặn

Từ trước Tết Nguyên đán 2020, tỉnh Long An đã hỗ trợ tỉnh Tiền Giang đắp 6 đập dã chiến dọc theo quốc lộ 62. Các đập tạm này có nhiệm vụ ngăn không cho nước mặn hơn 5‰ từ sông Vàm Cỏ Tây (tỉnh Long An) tràn qua địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.

Ngoài việc phục vụ tưới tiêu, người dân huyện Tân Phước, (Tiền Giang) còn sử dụng nguồn nước ngọt ở các kênh mương nội đồng cho sinh hoạt, sản xuất.

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, năm nay UBND  tỉnh Long An rất chủ động đắp 6 đập theo Quốc lộ 62 từ trước Tết. Do đó, hơn 15.000 ha khóm của Tân Phước rất an toàn không bị ảnh hưởng xâm nhập mặn từ hướng sông Vàm Cỏ Tây.

Bến Tre đề xuất hỗ trợ trên 1.150 tỷ đồng ứng phó hạn mặn

Mới đây, tỉnh Bến Tre đề xuất Trung ương hỗ trợ trên 1.150 tỷ đồng ứng phó hạn mặn. Số tiền này dự kiến để xây dựng, hoàn thiện một số công trình, dự án ngăn mặn, cung cấp nước ngọt trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, tỉnh đề nghị hỗ trợ khẩn cấp khoảng 30 tỷ đồng để thực hiện phương án vận chuyển nước ngọt từ tỉnh khác về trong giai đoạn hiện nay và đầu tư hệ thống các trạm bơm nước ngọt bổ cấp vào đập tạm, đưa nước ngọt về hồ chứa, nhà máy cung cấp nước để có nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Hỗ trợ khoảng 200 tỷ đồng để đầu tư tiếp hồ chứa nước ngọt, quy mô 1,5 triệu m3 tại 3 huyện ven biển nhằm đảm bảo khả năng trữ nước ngọt. Và 850 tỷ đồng để tỉnh triển khai đầu tư hạng mục còn lại (nhất là gia cố hệ thống đê ven sông và đầu tư hoàn chỉnh) của dự án hệ thống thủy lợi Bắc và Nam Bến Tre vì dự án đến nay vẫn chưa khép kín.

Trước đề xuất của Bến Tre, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu tỉnh tách thành 2 đề xuất để Bộ phân bổ. Có khả năng sẽ hỗ trợ khẩn cấp cho Bến Tre 100 tỷ đồng để lắp đặt các thiết bị lọc nước RO cung cấp nước cho trường học, bệnh viện.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top