Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 7 năm 2019 | 16:4

Tin NN: Nguy cơ dịch bệnh gia tăng trong các tháng cuối năm

Theo dự báo của Bộ NN-PTNT trong các tháng cuối năm 2019, nguy cơ dịch bệnh gia tăng là rất cao vì thời tiết thay đổi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, lây lan, lưu lượng vận chuyển gia cầm tăng mạnh, nhất là các tháng giáp Tết Nguyên đán...

5.jpg
Ảnh minh họa.

 

Theo Bộ Nông nghiệp và PNTN, từ đầu năm đến nay, bệnh cúm gia cầm (do các chủng virus A/H5N1 và A/H5N6) đã xảy ra tại 13 xã của 11 tỉnh, thành phố; buộc phải tiêu hủy trên 23.000 con gia cầm.

Bên cạnh đó, kết quả chủ động giám sát cho thấy tỷ lệ lưu hành virus cúm gia cầm tương đối cao (khoảng 2% tổng số mẫu xét nghiệm).

Dự báo trong các tháng cuối năm 2019, nguy cơ dịch bệnh gia tăng là rất cao vì thời tiết thay đổi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, lây lan, lưu lượng vận chuyển gia cầm tăng mạnh, nhất là các tháng giáp Tết Nguyên đán...

Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm theo đúng quy định của Luật Thú y.

Đồng thời, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm nhằm bù đắp cho lượng thịt lợn giảm do bệnh dịch tả lợn châu Phi; tạo điều kiện xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi, sản xuất thịt, trứng gia cầm xuất khẩu; giảm thiểu nguy cơ truyền lây virus cúm từ động vật sang người.

Các địa phương khẩn trương xây dựng và phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bảo đảm bố trí đủ nguồn lực và kinh phí tổ chức thực hiện: tiêm phòng cho đàn gia cầm trên địa bàn, chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành mầm bệnh cúm gia cầm để cảnh báo cộng đồng và có cơ sở triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thù lao cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh với mức không thấp hơn ngày công lao động phổ thông tại địa phương.

Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức Tháng vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu độc trước các thời điểm có nguy cơ cao phát sinh dịch cúm gia cầm tại địa phương; chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.

Ngoài ra, các địa phương tập trung đẩy mạnh xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi, sản xuất thịt, trứng gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm gia cầm trong nước.

Các địa phương cần có Kế hoạch tổng thể về xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, đồng thời tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại dịch bệnh.

Không tiếp tay vận chuyển, kinh doanh động vật, gia cầm trái phép

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật, bao gồm gia cầm, sản phẩm gia cầm vào Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay có tình trạng gia tăng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, đặc biệt là gia cầm giống từ nước láng giềng vào Việt Nam.

 

6.jpg
Số vịt nhập lậu bị tiêu hủy. (Nguồn: Vietnam+)

 

Việc này dẫn đến nguy cơ rất cao xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe người dân.

Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật, bao gồm gia cầm, sản phẩm gia cầm vào Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc khẩn trương tập trung chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.

Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền nguy cơ về các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép; tổ chức vận động nhân dân khu vực biên giới không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

Úc đưa ra yêu cầu mới đối với gạo đồ nhập khẩu

Thương vụ Việt Nam tại Australia (Kiêm nhiệm Vanuatu, Quần đảo Mác-san, Micronesia, Quần đảo Solomon) cho biết, Bộ Nông nghiệp Úc đưa ra thông báo mới về điều kiện an toàn sinh học đối với gạo đồ (Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Trong quá trình đồ lúa có thể được xử lý dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần) dành cho "người tiêu dùng hoặc chế biến".

 

7.jpg
Ảnh minh họa.

 

Theo đó, các nhà nhập khẩu phải chứng minh được gạo đã được đồ (parboiled) bằng cách cung cấp tất cả các thông tin trong Tờ khai của nhà sản xuất như gạo đã được ngâm trong nước ở nhiệt độ tối thiểu 600C trong ít nhất 4 giờ đồng hồ hoặc tại 650C trong 2 giờ đồng hồ. Sau đó, gạo được hấp ở nhiệt độ tối thiểu 1100C trong ít nhất 10 phút hoặc tại 1170C trong 5 phút.

Tờ khai của nhà sản xuất phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về hồ sơ và khai báo nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Úc.

Bộ Nông nghiệp Úc sẽ xác minh thông tin khai báo thông qua các xét nghiệm ngẫu nhiên đối với các lô hàng về việc nảy mầm của gạo. Toàn bộ chi phí liên quan đến việc xét nghiệm này sẽ do bên nhập khẩu chi trả.

 

 

Thanh Tâm (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh – nạn nhân chất độc da cam tại Thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top