KTNT - Sự cố sập sàn phòng học đã khiến 10 học sinh lớp 6A4, Trường THCS&THPT Đống Đa, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) bị thương, ngày 27/8, Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng đã có buổi họp khẩn với Ban giám hiệu nhà trường để tìm phương án xử lý.
Lâm Đồng: Sập trường học khiến 10 học sinh bị thương
Theo lãnh đạo Trường THCS&THPT Đống Đa, dãy phòng học xảy ra sự cố đến nay vẫn chưa được sửa chữa lần nào. Ngoài ra, tại dãy phòng học B của trường có 4 phòng học bị xuống cấp, kết cấu yếu đã được ngừng sử dụng từ năm học trước. Toàn trường có tổng số 35 lớp, gần 1500 học sinh. Hiện tại trường có 2 dãy phòng học chính (dãy A và dãy B) với 20 phòng học được xây dựng từ năm 1956. Nơi xảy ra vụ việc thuộc dãy nhà A ở tầng 2.
Hiện trường vụ sập sàn phòng học
Trước đó, vào chiều 26/8, một vụ sập sàn phòng học đã xảy ra tại Trường THCS&THPT Đống Đa (TP.Đà Lạt) khiến 10 em học sinh lớp 6A4 rơi từ tầng 2 xuống tầng 1. Rất may các em học sinh chỉ bị chấn thương phần mềm. Sau khi được thầy cô đưa vào bệnh viện cấp cứu, hiện sức khoẻ các em đã ổn định, một số em đã được về nhà. Hiện tại, còn 5 học sinh đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Lâm Đồng: Sản phụ sản phụ 30 tuổi tử vong do sự tắc trách của kíp trực?
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, sản phụ tên C. T. P. mang thai lần 2, đủ tháng, nhập viện chờ sinh tại Trung tâm Y tế Đơn Dương lúc 15 giờ ngày 25/8 đã được khám, xét nghiệm, siêu âm và theo dõi.
Đến ngày 26/8, sản phụ có diễn biến bất thương như thở nấc, nhịp tim rời rạc, mạch quay không bắt được sau khi vỡ ối. Ngay sau đó, Trung tâm y tế Đơn Dương đã tiến hành hồi sức cấp cứu tích cực, chỉ định giác hút khi phát hiện có dấu hiệu suy thai. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Trung tâm y tế huyện Đơn Dương đã cứu sống được bé gái 2,9kg. Riêng sản phụ P. sau khi hồi sức tích cực, tiếp máu với tổng số sử dụng 9 đơn vị máu (4 đơn vị từ nhân viên y tế, 5 đơn vị từ Bệnh viện Đa Khoa tỉnh hỗ trợ); sau mổ, mạch, huyết áp có cải thiện và được tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng nhưng đã tử vong.
Sau đó, người nhà sản phụ cho rằng, nguyên nhân khiến sản phụ P. tử vong là do sự tắc trách của kíp trực. Cụ thể, khi thấy sản phụ khó sinh, gia đình đã yêu cầu Trung tâm y tế Đơn Dương mổ lấy thai nhưng bệnh viện không thực hiện. Ngoài ra, khi thấy sức khỏe của sản phụ P. yếu, tiên lượng xấu, Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương không cho chuyển viện kịp thời.
Sau khi xảy ra sự việc, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo lực lượng thanh tra ngành và các bộ phận có liên quan phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến sản phụ P. bị tử vong. Ngoài ra, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm y tế Đơn Dương, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh tích cực tối đa trong việc hồi sức, cấp cứu cho bé sơ sinh. Hiện nay, cháu bé đang được tiếp tục theo dõi chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Nhi Lâm Đồng.
Gia Lai: Trồng keo xóa đói giảm nghèo
Khu tái định cư của làng Tung và Gút được đầu tư xây dựng khang trang, bài bản. Nhà cửa được xây dựng kiên cố với đầy đủ các yếu tố điện, đường, trường, trạm... phục vụ sinh hoạt người dân. Thế nhưng, nơi ở mới với nhà cửa khang trang lại khiến người dân chán nản, không chút mặn mà. Thay vì an cư, lập nghiệp nơi quê mới, dân làng lại dắt díu nhau trở lại rừng sâu sống cuộc sống thiếu thốn.
Ông Hỏa Văn Cường, Phó Chủ tịch xã Krong (huyện Kbang) cho biết: “Khu vực tái định cư với 149 căn nhà của cư dân làng Tung và làng Gút, thuộc xã Krong, huyện Kbang (Gia Lai). Dự án cấp 50ha đất sản xuất cho bà con lại rơi vào khu vực đất đồi núi và dốc nên bà con rất khó canh tác, trồng trọt. Đây cũng là thực trạng gây khó khăn cho chính quyền trong việc quản lý các vấn đề y tế, giáo dục. Hiện, chính quyền xã đang đề xuất ý kiến lên cấp trên cho bà con trồng keo trên diện tích đất đồi núi để bà con an cư, lập nghiệp xóa đói giảm nghèo”.
Kon Tum: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Tỉnh UBND tỉnh Kon Tum có chủ trương chuyển đổi một số diện tích rừng thông trồng sinh trưởng kém để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Kon Plông.
Theo đó, vùng nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen (huyện Kon Plông) sẽ có quy mô 10.000ha; trước mắt, tỉnh Kon Tum lập phương án khai thác khoảng 2.000ha rừng trồng để tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư ứng dụng nông nghiệp cao.
Một số diện tích rừng thông trồng sinh trưởng kém để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Kon Plông
UBND tỉnh cũng quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Đăng Vinh thuê để phát triển cây mắc ca.
Cụ thể, tỉnh Kon Tum cho chuyển đổi hơn 187ha rừng sản xuất trồng tại xã Đăk Long huyện Kon Plông; trong đó, diện tích có thông là 91ha. Đây là diện tích thông sinh trưởng kém, mật độ cây sống chỉ đạt 50% (trung bình mật độ cây sống là 600 cây/ha).
Đắk Lắk: Ưu tiên các nhà đầu tư chế biến cà phê sâu
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay, chỉ mới có 145 cơ sở chế biến cà phê sâu, với tổng công suất thiết kế 32.067 tấn/năm, trong đó chỉ có vài cơ sở chế biến sâu cà phê có quy mô lớn, có thương hiệu trên thị trường trong cũng như ngoài nước như An Thái, Nam Nguyên, Trung Nguyên.
Hiện, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến cà phê sâu, đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng, nâng công suất các cơ sở chế biến cà phê rang xay, cà phê hòa tan hiện có.
Theo lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, việc chế biến sâu cà phê trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân thực hiện, nguồn lực có phần hạn chế, năng lực tiếp cận thị trường còn yếu thêm vào đó chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển chế biến cà phê sâu. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đầu tư nguồn lực vào chế biến sâu cà phê…Trên địa bàn tỉnh duy nhất chỉ có 1 đơn vị có 100% vốn nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở chế biến cà phê hòa tan, với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm (Công ty TNHH Cà phê Ngon của Ấn Độ), còn lại là các cơ sở chế biến nhỏ, lẻ với công nghệ rang xay lạc hậu, sản phẩm cà phê bột chủ yếu tiêu dùng nội địa.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 203.400ha cà phê, trong đó có gần 193.000ha cà phê cho sản phẩm, với sản lượng mỗi năm đạt từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên.
Phú Yên: Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Trần Đại đã bị xử phạt 1,5 triệu đồng do tự ý đổ đất đá trái phép
Liên quan đến việc tự ý đổ đất đá trái phép dài 200m ngăn dòng sông Ba vận chuyển cát san nền Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Trần Đại đã bị xử phạt 1,5 triệu đồng, buộc hoàn trả nguyên trạng và cam kết không tái phạm.
Để phục vụ vận chuyển cát cho công trình Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, UBNDân tỉnh Phú Yên chỉ cho phép Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Trần Đại làm đường tạm từ đường ĐH27 ra mép sông dài 114 m. Thế nhưng, công ty này đã tự ý đổ đất đá làm thêm một đoạn đường ngăn sông ba dài 200m gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa.
Khi người dân bức xúc, báo chí phản ánh, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên kiểm tra thực tế, chỉ đạo UBND huyện Phú Hòa buộc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Trần Đại đưa máy móc bốc dỡ, vận chuyển đất đá, hoàn trả xong nguyên trạng dòng sông Ba trong ngày 27-8, sớm hơn ba ngày so với cam kết trước đó.
Quốc Hùng (tổng hợp)
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.