Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vừa tổ chức Lễ “Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến về phát triển Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần thứ I năm 2016”.
Theo đó, Ban tổ chức đã tôn vinh hơn 40 tập thể, cá nhân điển hình trong phát minh, sáng tạo, đổi mới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phục vụ người tiêu dùng, đóng góp vào sự phát triển ngành nông nghiệp và xây dưng nông thôn mới. Các doanh nghiệp tiêu biểu, đi đầu trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Lễ tôn vinh là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hội viên nông dân cả nước trao đổi kinh nghiệm, học tập các gương điển hình tiêu biểu để tiếp tục sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại và bền vững.
Ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, cho biết, trong nhiều thập kỷ qua, nông nghiệp nước ta có sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã mang lại tăng trưởng về nông sản, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do việc sử dụng quá mức các loại hoá chất trong sản xuất và chế biến dẫn đến hậu quả như: tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong sản phẩm đã phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người đang là nỗi lo của toàn xã hội. Nông nghiệp hữu cơ được coi là một phương thức sản xuất phù hợp vì nó đảm bảo những nguyên tắc của sản xuất hữu cơ là: không sử dụng chất hóa học tổng hợp, chất kích thích tăng trưởng, thức ăn tăng trọng trong chăn nuôi và các loại giống biến đổi gen, đảm bảo yếu tố hài hòa các lợi ích về sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững.
Lễ “Tôn vinh điển hình tiên tiến về phát triển Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam năm 2016”
Ở nước ta trong những năm qua nông nghiệp hữu cơ được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm từ sản xuất đến tiêu dùng, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hữu cơ quy mô khá bền vững (như vùng chè hữu cơ ở Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang trên 300 ha; gạo hữu cơ của Quế Lâm ở Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng với diện tích 200ha, sản lượng năm 2016 đạt gần 500 tấn, doanh thu đạt trên 12 tỷ; gạo hữu cơ hoa sữa kết hợp nuôi tôm cá của Viễn Phú ở U Minh - Cà Mau trên 320ha; rau hữu cơ ở xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, xã Trác Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, xã Định trung, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trên 70 ha; Tập đoàn TH True milk có trang trại với diện tích gần 20.000ha ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An sản xuất hữu cơ: Cây dược liệu, rau hữu cơ và cánh đồng trồng cỏ, ngô hữu cơ để làm thức ăn cho bò sữa, Công ty CP Vinamit với 171 ha vừa được cấp chứng nhận của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Châu Âu…,); hiện nay có gần 1.000, cá nhân, tổ chức là thành viên của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tâm huyết, tiên phong cùng tham gia phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ. Năm 2010 cả nước có 21.000 ha diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ, hai năm sau tăng diện tích lên 23.400 ha bằng 0,2% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, năm 2013 tăng lên 37.490 ha tăng 1,78 lần so năm 2010; đến nay diện tích sản xuất hữu cơ đạt 43.010 ha tăng 2,05 lần so năm 2010. Sản lượng hàng năm đạt trên 140.000 ngàn tấn, một số sản phẩm hữu cơ đã xuất khẩu đến thị trường nhiều nước ở châu Âu và Mỹ (gạo, chè, dược liệu, các sản phẩm từ dừa, điều, các sản phẩm chế biến từ mít, dứa, chuối…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp hữu cơ nước ta đang ở giai đoạn đầu phát triển, nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng về sản xuất và sản phẩm hữu cơ còn hạn chế, vì vậy những đóng góp đi đầu của những tập thể, cá nhân cần được cộng đồng ghi nhận và tôn vinh.
Theo ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền, trong thời gian tới để khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tích cực tham gia sản xuất hữu cơ, tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hiệp hội sẽ chú trọng công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất hữu cơ. Các nhà khoa học và công ty phân bón cần nghiên cứu sản xuất ra loại phân hữu cơ đậm đặc để nâng cao năng suất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, góp phần hạ giá thành sản xuất và sản phẩm.
Quang Minh
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.