Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 19 tháng 11 năm 2018 | 14:8

Tổng thống Ấn Độ thăm quan Khu di tích Đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 19/11, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và phu nhân đã đến tham quan Khu Đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) - Di sản văn hóa thế giới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước CHXHCN Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sáng 19/11, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và phu nhân đã đến tham quan Khu Đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam).
 
Các cháu thiếu nhi tặng hoa cho Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind.
Các cháu thiếu nhi tặng hoa cho Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind.

 

Tiếp đoàn Tổng thống Ấn Độ và phu nhân có ông Nguyễn Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam; ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
 
 Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và phu nhân đã đến Khu đền tháp Mỹ Sơn (Khu vực Nhà biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm), xem các nghệ sĩ biểu diễn các tiết mục văn nghệ dân gian mang đậm bản sắc Chăm và chụp ảnh lưu niệm.
 
Phát biểu tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho rằng, Quảng Nam nằm ngay trung độ của Việt Nam, địa giới hành chính đã được hình thành cách đây hơn 500 năm, là cửa ngõ giao thương buôn bán với nhiều nước trên thế giới thông qua cảng thị Hội An xưa và ngày nay là đô thị cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới.
 
Quảng Nam còn có nhiều di sản khác được UNESCO công nhận như: Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ” và đặc biệt là Khu di tích Đền tháp Mỹ Sơn - với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch nung và đá sa thạch, được xây dựng từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII, đã tạo nên một trung tâm kiến trúc đền tháp độc đáo, quan trọng nhất của Vương quốc Chăm-pa xưa
 
Theo ông Nguyễn Ngọc Quang, thực hiện bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ được ký kết vào năm 2014, Chính phủ Ấn Độ đã và đang tài trợ dự án “Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu Di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam”, giúp hồi sinh lại diện mạo các Khu di tích Đền tháp Mỹ Sơn đang có nguy cơ trở thành phế tích.
 
“Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo địa phương, tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ Ấn Độ và cá nhân ngài Tổng thống về sự hỗ trợ quý báu cho tỉnh Quảng Nam, cùng các chuyên gia, nhà khoa học Ấn Độ đã giúp đỡ nhiệt tình trong công tác tu bổ, tôn tạo Khu di tích Đền tháp Mỹ Sơn”, ông Nguyễn Ngọc Quang nhấn mạnh.
 
Tổng thống Ấn Độ và phu nhân thăm quan Khu tháp B (di tích Đền  tháp Mỹ Sơn).
Tổng thống Ấn Độ và phu nhân tham quan Khu tháp B (di tích Đền tháp Mỹ Sơn).

 

Tổng thống Ấn Độ và phu nhân thăm quan Khu tháp B (di tích Đền  tháp Mỹ Sơn).
Tổng thống Ấn Độ và phu nhân tham quan Khu tháp B (di tích Đền tháp Mỹ Sơn).

 

Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và phu nhân đã đi thăm quan Khu Tháp B (Khu di tích Đền tháp Mỹ Sơn) và chụp ảnh lưu niệm. Cũng tại đây, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và phu nhân trồng cây lưu niệm tại khu vực phía trước Khu tháp C và viết sổ lưu niệm tại Nhà biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm.
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top