TNT - Tại buổi họp báo quý 1/2017, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh thông tin trong tổng số gần 3.000 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng, thì có tới 1.395 công trình xây dựng sai phép tập trung chủ yếu tại các quận, huyện ngoại thành như, Bình Chánh, Hóc Môn.
Theo ông Bùi Văn Hiếu, Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trong năm 2016, Thanh tra xây dựng đã tổ chức kiểm tra hơn 114.927 lượt công trình xây dựng. Trong các đợt kiểm tra này đã phát hiện 3.000 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng. Cụ thể, có tới 1.395 công trình xây dựng không phép, riêng huyện Bình Chánh có tới 591 trường hợp chiếm tỷ lệ 42,4%, tiếp đến quận Thủ Đức với 136 trường hợp. Các huyện Bình Chánh, Hóc Môn có tỷ lệ vi phạm xây dựng không phép, sai phép nhiều nhất. Bên cạnh đó, trong năm 2016, Chánh thanh tra Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã ban hành hơn 2000 quyết định xử phạt, khắc phục hậu quả, cưỡng chế với tổng số tiền xử phạt hơn 47 tỉ đồng.
Một ngôi nhà xây dựng không phép bị lực lượng chức năng cưỡng chế tại huyện Bình Chánh
Lý giải về việc vi phạm xây dựng tăng hơn so với năm 2015, Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, cho biết trong năm 2016 số lượng các cuộc kiểm tra công trình xây dựng tăng hơn so với năm 2015. Ông Hiếu cũng cho rằng, tình trạng vi phạm trong các hoạt động xây dựng như xây dựng không phép, sai phép vẫn còn diễn biến phức tạp ở những quận huyện có tốc độ đô thị hóa cao như, Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức.
Liên quan tới công tác cán bộ, trong năm 2016 đã có 48 công chức thanh tra viên bị kỷ luật. Cụ thế, có 30 người bị khiển trách, 14 người bị cảnh cáo, 3 người bị hạ bậc lương và buộc thôi việc một trường hợp. Những trường hợp bị kỷ luật là các thanh tra viên thuộc đội thanh tra xây dựng tại các quận, huyện. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bị kiểm điểm, kỷ luật là do cán bộ, công chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong quá trình công tác. Sở Xây dựng cho hay trong số này có một số cán bộ, công chức, quản lý địa bàn thiếu kiểm tra, giám sát, dẫn dến một số công trình vi phạm có quy mô lớn nhưng khi phát hiện vi phạm lại chậm xử lý, thiếu kiên quyết. Điều này dẫn đến việc một số công trình vi phạm vẫn thi công và đã đưa vào sử dụng.
Theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới Sở sẽ tăng cường kiểm tra công vụ, các trường hợp cố tình vi phạm thì phải xử lý nghiêm và thông tin công khai toàn 24 quận, huyện để răn đe.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.