Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh về việc cấp giấy phép xây dựng, chỉ tính trong tháng 1/2019, trên địa bàn thành phố đã cấp hơn 3.700 giấy phép xây dựng và sửa chữa với diện tích sàn hơn 832 ngàn m2.
Cụ thể, trong báo cáo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh về việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Từ đầu năm đến hết tháng 2/2019 trên địa bàn thành phố đã có 165 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 96,7 triệu USD. Có 31 dự án được điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm là 31,1 triệu USD. Tổng vốn đăng ký cấp phép mới và tăng vốn đạt 127,8 triệu USD, bằng 62,5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, thành phố có 554 trường hợp nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, tổng vốn đạt 894,1 triệu USD.
Đối với các dự án được cấp phép mới theo loại hình đầu tư có 147 dự án 100% vốn nước ngoài có vốn đầu tư đạt 73,8 triệu USD. Hình thức liên doanh 18 dự án, vốn đầu tư đạt 22,9 triệu USD.
Theo ngành hoạt động có hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 46 dự án, vốn đầu tư 49,3 triệu USD, chiếm tỷ lệ 51% trong tổng vốn cấp phép mới. Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy 76 dự án, vốn đầu tư 33,5 triệu USD, chiếm 34,6%. Công nghiệp chế biến, chế tạo 6 dự án, vốn đầu tư 5,5 triệu USD, chiếm 5,7%. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 4 dự án, vốn đầu tư 3,3 triệu USD, thông tin và truyền thông 18 dự án, vốn đầu tư 2,1 triệu USD.
Đối với việc cấp phép xây dựng nhà ở hộ dân cư trong tháng 1, toàn thành phố đã cấp 3.735 giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn, với diện tích sàn 832,8 ngàn m2. Trong đó cấp cho xây dựng mới 3.620 giấy phép, với diện tích 821,0 ngàn m2 và 115 giấy phép sửa chữa lớn, với diện tích 11,8 ngàn m2. So với cùng kỳ tăng 4,1% về giấy phép (+148) và tăng 0,1% về diện tích (tương đương tăng 0,5 ngàn m2).
Đối với doanh nghiệp được thành lập mới từ đầu năm đến hết tháng 2/2019, Thành phố đã cấp phép cho 4.091 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 90 ngàn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số giấy phép giảm 26,9% và vốn tăng 34,2%. Trong đó, chín ngành dịch vụ chủ yếu có số lượng giấy phép là 2.905, chiếm 71% trong tổng số, tăng 27,6% so với cùng kỳ. Vốn đăng ký 62.651 tỷ đồng, chiếm 69,1%, tăng 16,5%.
Phân theo khu vực, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có số lượng doanh nghiệp cấp phép là 15 đơn vị, giảm 37,5%, vốn đăng ký đạt 469 tỷ đồng, giảm 54,1% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực công nghiệp, xây dựng đã cấp phép 860 doanh nghiệp, giảm 22,3% so với cùng kỳ, vốn đăng ký đạt 26.670 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần. Tính riêng ngành xây dựng có 394 doanh nghiệp, vốn đạt 24.138 tỷ đồng, chiếm 90,5%, tăng gấp 3 lần với cùng kỳ năm trước.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản có 273 đơn vị, giảm 20,6%, vốn đăng ký 23.227 tỷ đồng, chiếm 36,6% tổng vốn khu vực này, giảm 35,9%. Thương nghiệp có 1.648 doanh nghiệp, giảm 22,1%, vốn đăng ký đạt 7.613 tỷ đồng, chiếm 12%, giảm 12,4%. Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 413 doanh nghiệp, vốn đăng ký 27.419 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, số giấy phép giảm 28,3%, vốn đăng ký tăng gấp 7 lần.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.