Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ X đã đề ra việc thực hiện 7 chương trình đột phá trong nhiệm kỳ 2015 – 2017 và thành phố được kỳ vọng sẽ giải quyết khá toàn diện các vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, nguồn vốn được dự toán cho việc thực hiện 7 chương trình đột phá sẽ cần khoảng 850.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, ước tính 7 chương trình đột phá của TP. Hồ Chí Minh sẽ cần khoảng 850.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực hạ tầng giao thông, môi trường, ngập nước chiếm tới 60% nguồn vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách của TP. Hồ Chí Minh hiện chỉ đáp ứng được khoảng 20% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Do đó, để thực hiện được 7 chương trình này, chính quyền thành phố hiện đang huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư. Cụ thể, trên địa bàn thành phố đã có 647 dự án tham gia chương trình kích cầu đầu tư với số vốn huy động là 41.000 tỷ đồng. Ngoài ra, chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp cũng kết nối cho 36.000 doanh nghiệp với vốn vay 680.000 tỷ đồng. Thành phố cũng xã hội hóa nguồn vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo đó đã có 153 dự án PPP triển khai với tổng mức đầu tư 451.000 tỷ đồng, trong đó 23 dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 71.000 tỷ đồng, 130 dự án đang thực hiện với tổng mức đầu tư 380.000 tỷ đồng.
Khu đất tại quận 1, được UBND TP. Hồ Chí Minh tiến hành đấu giá để tạo lập nguồn vốn cho việc thực hiện 7 chương trình đột phá
Bên cạnh đó, một giải pháp là đấu giá đất cũng được TP. Hồ Chí Minh triển khai để tạo vốn cho việc thực hiện 7 chương trình đột phá. Chính quyền thành phố đã giao cho sở, ngành tham mưu đề xuất cơ chế ứng vốn từ Quỹ Phát triển đất TP. Hồ Chí Minh hoặc Công ty Đầu tư Tài chính Thành phố (HFIC) để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm tạo quỹ đất sạch. Trên cơ sở này, sau đó sẽ triển khai đấu thầu quỹ đất để lựa chọn nhà đầu tư hoặc đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn việc thực hiện 7 chương trình đột phá giai đoạn 2016 - 2020.
Để thực hiện được việc đấu giá đất để tạo nguồn vốn cho việc thực hiện chương trình đột phá, người đứng đầu chính quyền thành phố cũng giao cho Sở Tài nguyên - Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở ngành, UBND các quận huyện khẩn trương xây dựng quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình UBND thành phố chậm nhất đến cuối năm 2017. Đồng thời, sở này phải nghiên cứu rút ngắn thời gian thực hiện quy trình xác định hệ số điều chỉnh đất, để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất./.
Thái An
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.