Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng kiến nghị về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đối với các công trình nhà ở chung cư trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Báo động thực trạng về PCCC
Theo đánh giá của HoREA, xu thế đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, các dự án nhà cao tầng được phân bố ở các quận huyện, đặc biệt là ở khu vực phía đông và phía nam của thành phố. Trong tổng số hàng ngàn chung cư, hiện có 474 chung cư xây dựng trước năm 1975 đã hết niên hạn sử dụng, trong đó có 70 chung cư cũ bị hư hỏng nặng, nguy hiểm cho người sử dụng. Hầu hết các chung cư này không có hệ thống PCCC; nhiều căn hộ chung cư bị cơi nới, rào chắn, không có lối thoát hiểm, nguy cơ cháy tiềm ẩn rất đáng quan ngại. Nhiều chung cư nhà ở tái định cư; chung cư nhà ở xã hội đang bị người tiêu dùng quan ngại về chất lượng xây dựng và các tiện ích, trong đó có công trình PCCC chất lượng thấp, hoạt động không ổn định, thiếu tin cậy.
Đối với các chung cư nhà ở thương mại bình dân, có giá bán vừa túi tiền dành cho đối tượng người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, phần lớn đảm bảo được các yêu cầu về công trình PCCC. Tuy nhiên, cũng có chung cư chưa đủ điều kiện nhưng chủ đầu tư đã đưa người dân vào sử dụng gây nguy cơ mất an toàn, kể cả về PCCC. Ở các chung cư nhà ở thương mại cao cấp hạng sang được đầu tư đầy đủ các tiện ích, trong đó có công trình PCCC. Tuy nhiên, nhiều chung cư mang mác “cao cấp” nhưng hệ thống PCCC vẫn chưa đảm bảo.
Nhiều kiến nghị của HoREA nhằm đảm bảo công tác PCCC tại các dự án nhà cao tầng
Theo thống kê, từ năm 2012 tới nay, toàn thành phố đã xảy ra 35 vụ cháy tại các tòa nhà cao tầng, trong đó có 27 vụ cháy tại các chung cư. Cụ thể gần đây là vụ cháy tại chung cư nhà ở xã hội Hoàng Quân Plaza (Bình Chánh) của Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân. Hay tại dự án chung cư Bảy Hiền (Tân Bình) của Công ty Long Hưng Phát (đơn vị phát triển dự án) đã đưa 20 hộ dân vào ở trong tình trạng chung cư đang thi công dở dang, thi công sai giấy phép xây dựng, hệ thống PCCC chưa sử dụng được.
Nhiều kiến nghị
Vấn đề PCCC tại các nhà cao tầng đang ngày càng trở nên cấp thiết khi gần đây đã xảy ra nhiều vụ cháy lớn. Do đó, HoREA cũng kiến nghị cần trang bị máy bay trực thăng chữa cháy cho Sở Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội để đáp ứng yêu cầu chữa cháy nhà cao tầng trên địa bàn. Đồng thời có cơ chế phối hợp hiệu quả các lực lượng chữa cháy của Sở Cảnh sát PCCC thành phố, với lực lượng PCCC của quân đội, sân bay Tân Sơn Nhất, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Về lâu dài, thành phố cần có kế hoạch nâng cao độ tĩnh không thông thuyền các cầu trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (cũng như các sông rạch nhỏ khác) vừa đảm bảo giao thông du lịch, vừa đảm bảo PCCC bằng đường thủy.
Đồng thời, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cũng kiến nghị xem xét phương án xây dựng hệ thống phun nước chữa cháy công suất lớn trên các tòa nhà cao tầng để vừa chữa cháy tại chỗ, vừa có thể tiếp sức chữa cháy trong khu vực lân cận. Coi trọng trong công tác huấn luyện lực lượng tự vệ, dân phòng và người dân sống trong nhà chung cư thuần thục trong công tác PCCC, đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc "4 tại chỗ", để hạn chế tình trạng hoảng loạn khi xảy ra cháy.
Liên quan tới vấn đề tập huấn kiến thức về PCCC, HoREA cũng kiến nghị Sở Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trang bị kiến thức về PCCC cho sinh viên, học sinh. Tổ chức các hoạt động triển lãm, hội chợ cung cấp trang thiết bị về PCCC, đặc biệt là thiết bị thoát hiểm cá nhân. Đồng thời có các biện pháp xử lý nghiêm minh, kể cả xử lý bằng pháp luật các trường hợp chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọng pháp luật về PCCC, tự ý đưa dân vào ở tại các tòa nhà chung cư chưa được nghiệm thu, chưa có công trình PCCC, chưa đủ điều kiện đưa vào sử dụng.
Về vấn đề chủ đầu tư công trình cao tầng, HoREA kêu gọi các chủ đầu tư thực hiện liêm - chính, với tinh thần thượng tôn pháp luật, chấp hành nghiêm túc các quy định về đầu tư xây dựng trong thực hiện dự án nhà ở, nhà chung cư để xây dựng uy tín, thương hiệu, mang lại cho khách hàng. Một sản phẩm nhà ở có chất lượng, coi chất lượng là danh dự của doanh nghiệp, nhiều tiện ích, thân thiện môi trường, an toàn, đặc biệt là an toàn PCCC thì dự án đó chắc chắn sẽ được khách hàng đón nhận.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.