Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, trong quá trình thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng để bàn giao đất cho việc phát triển các dự án, Uỷ ban thành phố chỉ đạo việc bồi thường giải toả phải phối hợp với chủ đầu tư dự án chuyển toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ và tiền lãi phát sinh (nếu có) về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mở tại Kho bạc Nhà nước, để thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thu hồi tạm ứng.
Theo quy định, từng quận, huyện sẽ phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư dự án để trên cơ sở đó xác định tình hình thanh quyết toán, tổng số tiền đã chuyển cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và số tiền đã chi trả cho người bị thu hồi đất. Cụ thể, có ba trường hợp để tiến hành chi trả tiền bồi thường khi thu hồi đất.
Thứ nhất, đối với số tiền đã xác định và chi trả cho người bị thu hồi đất, nhưng người bị thu hồi đất chưa đồng ý nhận tiền hoặc đang có tranh chấp và đang gửi tại ngân hàng thì tiếp tục gửi tại ngân hàng và Chủ tịch UBND quận, huyện thường xuyên kiểm tra, đối chiếu định kỳ số tiền bồi thường chưa chi trả này. Thực hiện ngay việc xác định và phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ và chi trả cho từng người bị thu hồi đất nếu chưa thực hiện.
TP. Hồ Chí Minh quy định về việc chi trả tiền bồi thường trong việc thu hồi đất
Thứ hai, trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ hoặc đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thì UBND quận, huyện phải xác định rõ nguyên nhân thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước hay của người bị thu hồi đất. Chỉ đạo tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với chủ đầu tư dự án chuyển toàn bộ số tiền bồi thường, hỗ trợ và tiền lãi phát sinh (nếu có) về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư mở tại Kho bạc Nhà nước, để thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thu hồi tạm ứng. Sau khi người bị thu hồi đất đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, Kho bạc Nhà nước giải ngân kinh phí cho chủ đầu tư dự án, thực hiện chi trả cho người bị thu hồi đất.
Thứ ba, với trường hợp thuộc dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện theo Điều 49 Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND, thì tiền bồi thường, hỗ trợ được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất. Các trường hợp không thuộc quy định tại Điều 49 thì thực hiện theo khoản 6 Điều 8 Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/ 2016 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, đối với các dự án sử dụng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước, trường hợp UBND quận, huyện đã xác định, phê duyệt chi phí bồi thường, hỗ trợ và cưỡng chế người bị thu hồi đất nhưng người dân chưa nhận tiền, Chủ tịch UBND quận, huyện chỉ đạo tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với chủ đầu tư của dự án mở tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán tại ngân hàng thương mại cho người bị thu hồi đất./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.