TP. Hồ Chí Minh với mức dân số hiện đang sinh sống và làm việc là hơn 10 triệu người, cùng hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm, do đó việc đảm bảo không gian sinh hoạt là một vấn đề cấp thiết. Quy hoạch đô thị ngầm hiện đang là một xu hướng, giải pháp cho một không gian sống với những thói quen sinh hoạt thực thụ trong tương lai của người dân đô thị tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo Savills Việt Nam, việc quy hoạch đô thị ngầm đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Cụ thể, tại Anh vào năm 1863, tuyến đường sắt ngầm đầu tiên trên thế giới, Metropolitan Railway được hình thành. Sau đó, hệ thống này đã mở rộng với 270 nhà ga và chiều dài lên đến 402 km. Điều này đã tạo điều kiện giúp cho London (Anh) trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của châu Âu và thế giới. Hiện nay, hệ thống tàu điện ngầm được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tại khu vực châu Á, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đánh giá được tầm quan trọng của hệ thống tàu điện ngầm và bắt đầu tiếp cận quy hoạch từ năm 1905. Tuy nhiên, để hoàn thiện tuyến đầu tiên tại Tokyo (Nhật) cũng đã mất đến hơn 20 năm.
Tại Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, xu hướng phát triển đô thị nén (Compact city) là một xu thế tất yếu theo quỹ đạo phát triển đô thị hiện đại khi những thành phố lớn sẽ phát triển theo chiều dọc để vẫn có thể đảm bảo sự thuận tiện về thời gian đi lại cho cư dân. Việc phát triển hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP. Hồ Chí Minh chậm hơn so với dự kiến, nhưng quy hoạch đô thị ngầm - bắt đầu từ những đồ án quy hoạch không gian ngầm đô thị - đã là một mục tiêu, là một sự phát triển tất yếu mà các nhà hoạch định đô thị đã đặt ra và các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm tới, bởi tiềm năng thương mại to lớn tại các khu vực xung quanh tuyến Metro tại TP. Hồ Chí Minh.
Tuyến tàu điện ngầm Metro khi đưa vào hoạt động được kỳ vọng là một xu thế tất yếu trong tương lai
Tuyến Metro khi đưa vào hoạt động được kỳ vọng sẽ mở ra những cơ hội mới để mở rộng và phát triển thay vì chỉ phải cố định vào các địa điểm trên mặt đất như hiện tại. Điều này cũng sẽ giúp thị trường bất động sản có thêm một mảng sản phẩm hoàn toàn mới đó là các mặt bằng không gian kinh doanh ngầm trong thành phố, tạo thêm sự sôi động cho thị trường. Hiện tại, những khu vực xung quanh tuyến Metro như phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên 23/9, công viên Lê Văn Tám, cùng khu vực công viên Tao Đàn, sân vận động Hoa Lư… cũng đã nằm trong phân vùng quy hoạch đô thị ngầm. Nơi đây được dự đoán sẽ thu hút các nhà kinh doanh bán lẻ, ăn uống và dịch vụ sẽ khi tiếp cận những địa điểm ngầm gần các khu vực công cộng có đông người dân qua lại, như ga tàu điện, để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên cũng theo đánh giá của Savills Việt Nam, vì đây là một bước tiến mới, hầu như chưa có tiền lệ của thị trường tại Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại thời điểm này sẽ còn khá cẩn trọng với loại hình sản phẩm mới từ đô thị ngầm này. Nếu nhìn nhận trên diện rộng, các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể bắt đầu nghiên cứu các thị trường đi trước, từ đó lên kế hoạch cho mình để đón đầu xu thế phát triển tất yếu này. Sự cạnh tranh nội ngoại dù có khốc liệt, nhưng xét trên phương diện nào đó, đây vẫn là tín hiệu tích cực về một thị trường sôi động, với những bước tiến đáng kể trong tương lai gần./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.