Thời gian qua, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều quyết định về quản lý, sử dụng hành lang bờ sông, kênh rạch, ngăn cấm triệt để việc san lấp, lấn chiếm sông rạch trái phép. Trên hành lang bảo vệ nghiêm cấm xây dựng các công trình, dự án thay vào đó xây dựng công trình hạ tầng, công viên cây xanh phục vụ người dân. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn trái ngược và có chiều hướng diễn biến phức tạp.
Theo đó, ngày 14/9 đoàn công tác của UBND TP. Hồ Chí Minh do Phó chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến dẫn đầu đi khảo sát và giải quyết tình trạng lấn chiếm kênh rạch tại khu vực quận 7, huyện Nhà Bè. Hiện tại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh còn 59 trường hợp xây dựng lấn chiếm cửa xả thoát nước, trong đó khu vực đường Huỳnh Tấn Phát quận 7 hiện có 5 cửa xả bị lấn chiếm gây hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy. Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 20.000 căn nhà lấn chiếm kênh rạch, do đó, yêu cầu đặt ra phải giải quyết đồng bộ để khôi phục lại hệ thống kênh rạch thoát nước tự nhiên. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là giải tỏa nhà lấn chiếm trên kênh rạch, trong 5 năm tới thành phố sẽ tiến hành giải tỏa trên 90% nhà lấn chiếm trên kênh rạch.
Công trình xây dựng lấn chiếm kênh rạch tại xã Phú Xuân (Nhà Bè) đoạn qua cầu Lò Đất 1
Liên quan tới vấn đề kênh rạch bị lấn chiếm tại khu vực đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7. Thực tế ghi nhận mỗi khi mưa xuống cảnh ngập nước đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Tình trạng ngập nước trở nên nghiêm trọng, các cống thoát nước không thể thoát gây hiện tượng “ngập lụt” cục bộ.
Thời gian qua, các ngành chức năng của UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xử lý việc lấn chiếm kênh rạch, trong đó có các dự án bất động sản lấn chiếm kênh rạch. Tuy nhiên, việc xử lý xem ra chưa dứt điểm, có hiện tượng nhiều doanh nghiệp bất động sản chưa chấp hành việc xử lý của các cơ quan thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.