Theo đó, trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 TP. Hồ Chí Minh sẽ đi theo mô hình “đa cực” - tức có nhiều trung tâm. Trong đó, thành phố sẽ phát triển thêm về 4 hướng, hai hướng chính về phía Đông, Nam và phía Tây Bắc.
Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh cho rằng khu vực quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi và một phần Bình Chánh có địa hình, kết nối giao thông tốt... là những thuận để thành phố nghiên cứu quy hoạch trung tâm.
Cụ thể, đồ án thực hiện theo Quyết định số 24 của Thủ tướng phê duyệt năm 2010, phát triển TP. Hồ Chí Minh về 4 hướng. Khi đó, hướng Tây Bắc (gồm quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và một phần huyện Bình Chánh) là một trong hai hướng phụ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức quy hoạch, hội thảo lấy ý kiến, các chuyên gia nhận thấy, Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có địa hình cao từ Tây Bắc (huyện Củ Chi), dốc dần về hướng Nam (huyện Nhà Bè).
“Qua thời gian phát triển, thành phố có yếu điểm về mặt thoát nước, vì thế không nên đầu tư nhiều, bê tông hóa khu vực phía Nam. Mặt khác, kết nối giao thông ở khu vực này cũng chưa hoàn chỉnh”, ông Toàn nhận định.
Trong khi đó, hướng Tây Bắc thành phố có địa chất, thổ nhưỡng tốt. Khi có tác động của biến đổi khí hậu sẽ ít bị ảnh hưởng. Điều này được một số nhà nghiên cứu xã hội học và chuyên gia cho rằng, trong điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố sắp tới, nên đặt hướng phát triển về phía Tây Bắc.
Thành phố cũng có khu đô thị rộng 6.000 ha, quy hoạch 10 năm nay ở khu Tây Bắc nhưng chưa triển khai để phát triển theo quy hoạch do kết nối giao thông kém. Nhưng hiện khu vực này có nhiều dự án mà Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền thành phố đặt vấn đề nghiên cứu, phát triển, bằng việc đầu tư hạng mục dự án giao thông. Cụ thể như: trục Vành đai 3, Vành đai 4, mở rộng quốc lộ 22 và mới đây nhất là dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài dự kiến sẽ hoàn thành vào 30/4/2015.
“Đây là lý dó trong điều chỉnh quy hoạch chung sắp tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu phát triển về hướng này. Đặc biệt là quỹ đất ở Tây Tây Bắc thuận lợi cho giải phóng mặt bằng vì dân cư còn thưa thớt, ít công trình kiến trúc”, ông Toàn nói.
Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, nếu nói thành phố chỉ nghiên cứu phát triển hướng về phía Tây Bắc là không đầy đủ. Quyết định 24 về đồ án quy hoạch chung đến năm 2025 còn nghiên cứu, phát triển các không gian, phạm vi địa giới hành chính khác như khu Đông, khu Nam, khu Tây... gắn với quy hoạch xây dựng vùng. Điều này được dựa trên cơ sở đánh giá, rà soát quy hoạch của đồ án cũ, chụp hình hiện trạng cũng như trước đây đã làm được gì, cái gì cần điều chỉnh.
Hồi tháng 2, Thủ tướng chấp thuận cho TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh quy hoạch chung nhằm đáp ứng với cơ sở pháp lý, định hướng quy hoạch vùng đến năm 2030 tầm nhìn 2050, theo yêu cầu định hướng phát triển thích ứng kịp thời với kịch bản biến đổi khí hậu.
Cụ thể, thành phố sẽ đi theo mô hình “đa cực”, với khu nội đô hiện tại sẽ cải tạo lại và phát triển các không gian ngầm quanh khu vực nhà ga Metro thành các trung tâm thương mại, tiện ích gắn với phương tiện công cộng. Đồng thời, thành phố sẽ phát triển thêm về 4 hướng. Hai hướng chính về phía Đông và Nam; phía Tây Bắc sẽ xây khu đô thị mới.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.