Theo Cục thống kê (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), trong 7 tháng đầu năm 2017, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương dẫn đầu trong việc thu hút vốn FDI với hơn 42 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư), tiếp đến là Bình Dương với 28,8 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), sau đó là Hà Nội với 27 tỷ USD (chiếm 8,77% tổng vốn đầu tư), Bà Rịa – Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư).
Thời điểm cuối tháng 7/2017 cả nước đã có 23.737 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 307,8 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 164 tỷ USD bằng 53,2% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Trong số 122 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, dẫn đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 55,26 tỷ USD (chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 46,47 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 181,8 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 51,67 tỷ USD (chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 18,48 tỷ USD (chiếm 6% tổng vốn đầu tư).
TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương thu hút mạnh vốn FDI trong 7 tháng đầu năm 2017
Vốn FDI đã được đầu tư tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với hơn 42 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 28,8 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), sau đó là Hà Nội với 27 tỷ USD (chiếm 8,77% tổng vốn đầu tư), Bà Rịa – Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư). Trong 7 tháng đầu năm 2017, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải ngân đã tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Việc cấp giấy chứng nhận đầu tư trong 7 tháng đầu năm 2017 trên cả nước có 1.378 dự án được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký gần 13 tỷ USD, tăng 48,7% so với cùng kỳ năm 2016. Có 677 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,87 tỷ USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2016 và 2.946 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 3,12 tỷ USD, tăng 109,7% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, nếu xét trên khía cạnh theo địa bàn đầu tư tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được tổng vốn đăng ký là 3,06 tỷ USD chiếm 13,9% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 2,95 tỷ USD, chiếm 13,48% tổng vốn đầu tư. Nam Định đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 2,2 tỷ USD chiếm 10% tổng vốn đầu tư./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.