Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 1 năm 2016 | 3:21

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng bất động sản năm 2015 đạt 140.000 tỷ đồng

Theo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2015 của Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), tín dụng bất động sản năm 2015 tại thành phố đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng dư nợ.

Theo HoREA, năm 2015, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng thận trọng, chặt chẽ và linh hoạt đã góp phần tích cực thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng. Nhiều Ngân hàng thương mại đã hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp bất động sản cung ứng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp và hỗ trợ người mua nhà, tín dụng toàn ngành tăng khoảng 18%, cao hơn năm 2014.

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đang thu hút sự quan tâm của các đối tác nước ngoài

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh tín dụng bất động sản năm 2015 đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng dư nợ; lượng kiều hối chuyển về thành phố đạt 5,5 tỷ USD bằng 38,69% cả nước, trong đó tỷ lệ kiều hối đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 21,6%; trong cả nước, đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 22,76 tỷ USD, trong đó, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 2,32 tỷ USD (đứng hàng thứ 3), riêng tại TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được nguồn vốn FDI khoảng 1,3 tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản (đứng hàng thứ 2), như Công ty Đầu tư Nam Long đã hợp tác với quỹ đầu tư IFC thuộc World Bank với Công ty Hankyu Realty và Công ty Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản); Công ty An Gia hợp tác với quỹ đầu tư CREED (Nhật Bản) với tổng mức 200 triệu USD; Tổng Công ty Becamex tiếp tục hợp tác với Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản); Tập đoàn Gamuda Land Malaysia đã đầu tư vào dự án Celadon City (quận Tân Phú); Công ty Phúc Khang hợp tác với quỹ đầu tư Providence và công ty Adam Khoo (Singapore); Công ty Trần Thái và Công ty Tiến Phước liên doanh với Qũy đầu tư GAW Capital; Quỹ đầu tư Vinacapital, Jen tiếp tục mở rộng đầu tư vào bất động sản...

Các nhà đầu tư nước ngoài thường thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp bất động sản trong nước thông qua các phương thức chủ yếu là mua lại cổ phần; góp vốn đầu tư trực tiếp vào dự án; hoặc cho vay;

Qua 6 tháng thực hiện Luật Nhà ở 2014, đến nay trên địa bàn thành phố đã có khoảng 1.000 người nước ngoài đặt chỗ mua nhà, tập trung vào các dự án bất động sản cao cấp của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu (so sánh với giai đoạn thí điểm từ năm 2008 đến tháng 07/2015 trên toàn quốc chỉ có khoảng 250 người nước ngoài mua nhà), số lượng Việt kiều mua nhà cũng gia tăng hơn trước.

Minh Tuấn

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top