Theo báo cáo 7 tháng đầu năm của Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), so với thời điểm năm 2012, lượng hàng tồn kho trên thị trường TP. Hồ Chí Minh đã bán được 8.501 căn, giảm 58,67 %.
Một trong những nguyên nhân chính thức đẩy việc giải phóng hàng tồn kho là hoạt động mua bán chuyển nhượng dự án (M&A), hợp tác đầu tư phát triển dự án bất động sản diễn ra rất mạnh giữa các doanh nghiệp, trong đó nổi bật vai trò thống lĩnh của các doanh nghiệp trong nước, đang dần dần hình thành những tập đoàn phát triển bất động sản lớn cả về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, sản phẩm đa dạng như Vingroup, Novaland, Đại Quang Minh, SSG, Bitexco, Phú Mỹ Hưng, Him Lam, M.I.K, TNR Holdings, Nam Long, Hưng Thịnh, Phúc Khang...
Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh có 1407 dự án phát triển bất động sản, trong đó có 689 dự án tạm ngưng triển khai, 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư. Đây cũng là một nguồn dự án tiềm năng cho hoạt động M&A trong thời gian tới. “Thông qua hoạt động M&A, các doanh nghiệp đã tự giải quyết một phần quan trọng hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường bất động sản”, HoREA nhận định.
Tồn kho bất động sản giảm mạnh trong năm 2015
Một tín hiệu lạc quan nữa từ thị trường bất động sản khi hoạt động giao dịch cũng khá sôi động. Tính riêng trong 7 tháng đầu năm, giao dịch bất động sản tăng mạnh tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 7.050 giao dịch thành công, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2014, giá chào bán tăng nhẹ ở thị trường thứ cấp từ 3-5% (số liệu của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản). Quận 2, quận 9, quận Thủ Đức, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè có nguồn cung lớn trong phân khúc thị trường nhà biệt thự, nhà liền kề; quận 2, quận 4, quận 6, quận 12, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú, quận Bình Tân... là nguồn cung lớn trong phân khúc thị trường căn hộ chung cư; quận 9, quận 12, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn có nguồn cung lớn đất nền nhà. Trên địa bàn thành phố cũng đã xuất hiện loại hình đầu tư kinh doanh bất động sản của các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ phân các lô đất có diện tích nhỏ khoảng 40-50 m2 trong các khu vực quy hoạch dân cư, được cấp phép xây dựng nhà ở và được cấp sổ đỏ để bán cho người tiêu dùng có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, thường xảy ra ở các khu vực có đông người nhập cư (chưa tính các trường hợp xây dựng nhà không phép trên đất nông nghiệp). Cách làm này đã đáp ứng được nhu cầu tách thửa đất nông nghiệp, đất thổ vườn (không thấp hơn diện tích đất ở tối thiểu theo quy định) đối với các hộ gia đình đông người, nhưng hiện tượng này có thể góp phần tác động làm gia tăng tình trạng mở rộng đô thị theo kiểu "vết dầu loang", không phù hợp định hướng phát triển đô thị theo quy hoạch và theo dự án, cần được thành phố, quận, huyện định hướng lại và có các biện pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
Tuy nhiên, HoREA cũng đưa ra cảnh báo khi hàng tồn kho, nợ xấu và tình trạng có đến 689 dự án ngừng triển khai, 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư vẫn là những vấn đề tồn tại rất lớn trong thị trường bất động sản cần phải được tiếp tục xử lý trong thời gian tới.
Minh Tuấn
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.