Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh từ ngày 01/01 đến 15/03/2021 số lượng đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã cấp phép 6.304 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 148.583 tỷ đồng.
Với số lượng doanh nghiệp đăng ký 6.304 so với cùng kỳ năm trước, số giấy phép giảm 22,4% và vốn tăng 56,3%. Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu có số lượng giấy phép là 4.557, chiếm 72,3% trong tổng số, giảm 21,7% so với cùng kỳ; vốn đăng ký 76.284 tỷ đồng, chiếm 51,4%, tăng 10,7%.
Nếu phân theo loại hình, công ty TNHH 5.456 đơn vị, giảm 23,3% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt 91.808 tỷ đồng, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cổ phần có 792 đơn vị, giảm 16,9%; vốn đăng ký 56.737 tỷ đồng, tăng 47,3% với cùng kỳ. Doanh nghiệp tư nhân có 54 đơn vị; vốn đăng ký đạt 37 tỷ đồng, tăng 2,3%.
Nếu phân theo khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, số lượng doanh nghiệp cấp phép là 31 đơn vị, giảm 3,1%; vốn đăng ký đạt 1.070 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực công nghiệp, xây dựng, cấp phép 1.271 doanh nghiệp, giảm 22,7% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 66.416 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần. Trong đó, ngành xây dựng có 569 doanh nghiệp, vốn đạt 11.529 tỷ đồng, giảm 14,5% so với 13 cùng kỳ năm trước; nhóm ngành công nghiệp có 702 đơn vị, giảm 18,7%, số vốn đăng ký đạt 54.888 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực thương mại, dịch vụ đã cấp phép 5.002 doanh nghiệp, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 81.097 tỷ đồng, tăng 6,8%. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản 392 đơn vị, giảm 18,3%; vốn đăng ký 28.365 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ.
Thương nghiệp có 2.368 doanh nghiệp, giảm 19,2%; vốn đăng ký đạt 24.967 tỷ đồng, tăng 49,5%. Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 698 doanh nghiệp, vốn đăng ký 4.243 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số giấy phép giảm 24,5%, vốn đăng ký giảm 36,6%.
Liên quan đến tình hình cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến ngày 20/03/2021, thành phố mới chỉ có 7 dự án cấp phép mới đầu tư vào thành phố với vốn đăng ký là 117,4 triệu USD.
Trong đó có 1 dự án lĩnh vực kinh doanh bất động sản đến từ Hà Lan với vốn đăng ký chiếm gần 70% số vốn cấp phép mới. Bên cạnh đó, điều chỉnh vốn đầu tư có 8 lượt dự án với số vốn tăng thêm đạt 300,2 triệu USD và hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp có 324 trường hợp với tổng vốn đăng ký là 261 triệu USD. Tổng vốn đầu tư cấp mới, điều chỉnh, góp vốn, mua cổ phần trong 3 tháng là 678,6 triệu USD, bằng 64,5% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có 312,9 triệu USD, chiếm 46,1%; hoạt động kinh doanh bất động sản 185 triệu USD, chiếm 27,3%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 61,4 triệu USD, chiếm 9%; thương mại 39,4 triệu USD, chiếm 5,8%; giáo dục và đào tạo 29,3 triệu USD, chiếm 4,3%. Các quốc gia dẫn đầu về vốn là Nhật Bản với 284,2 triệu USD, chiếm 41,9%; Singapore 179,1 triệu USD, chiếm 26,4%; Hà Lan 80,7 triệu USD, chiếm 11,9%; Hàn Quốc 53,5 triệu USD, chiếm 7,9%; Cayman Islands 25,8 triệu USD, chiếm 3,8%.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.