Những ngày gần đây, nhiều người dân TP HCM “hoa mắt” với hàng loạt loại trái cây được bày bán dọc các tuyến đường với giá “rẻ như cho”.
Chẳng hạn thanh long, ổi được bán với giá 9.000-10.000 đồng/kg, chôm chôm tróc, dưa hấu 12.000 đồng/kg, bưởi năm roi chỉ 15.000 đồng/2 trái, bơ 20.000 đồng/kg...
Tuy nhiên, ghi nhận của chúng tôi vào ngày 16-7 tại các tuyến đường Tân Sơn, Phạm Văn Bạch, Quang Trung (Q.Gò Vấp), Cộng Hòa (Q.Tân Bình), Phạm Văn Đồng (Q.Thủ Đức)... cho thấy trái cây vẫn tiêu thụ chậm dù giá rẻ.
Khi nghe chúng tôi hỏi thăm về tình hình buôn bán trái cây, ông Đỗ Văn Điều (chủ xe bán bơ Đắk Lắk tại đường Phạm Văn Đồng, Q.Thủ Đức) xòe 69.000 đồng lẻ trên tay, cho biết đây là doanh thu bán bơ trong gần một ngày!
Theo ông Điều, thấy bơ giá rẻ nên ông nhập hơn 60kg về bán nhưng một ngày chỉ tiêu thụ được vài ký nên không dám nhập thêm. “Năm nay vườn được mùa nên nhiều hàng, trái to ngon lắm nhưng không hiểu sao không có ai mua dù giá rẻ như vậy” - ông Điều nói.
Anh Nguyễn Quốc Hoàng, chủ xe bán thanh long tại đường Tân Sơn (Q.Gò Vấp, TP.HCM), cho hay một số loại trái cây đang thu hoạch rộ, nguồn cung nhiều nên giá bán giảm rất mạnh. Ngay cả loại thanh long ruột đỏ từng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng cũng chỉ 10.000 đồng/kg, thậm chí có nguy cơ giảm hơn nữa.
“Tui chưa thấy năm nào mà giá thanh long xuống thấp như vậy nhưng tiêu thụ cũng khó khăn. Tui bán hơn ba ngày từ sáng tới tối mà 300kg thanh long vẫn chưa vơi được một nửa. Trưng bảng rõ giá tiền, nói kỹ về nguồn hàng ở vườn Phan Thiết mà người mua cũng e dè không tin vì sợ trái cây Trung Quốc. Buôn bán thế này chắc dẹp xe đẩy làm việc khác luôn quá” - anh Hoàng nói./.
Theo Công Trung/Tuổi trẻ
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.