Triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Ngày 28/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các bộ, ngành Trung ương về diễn biến và các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Đã có 5 tỉnh phát hiện có dịch tả lợn châu Phi
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đến nay bệnh ASF đã xảy ra tại 20 xã ở 13 huyện của các tỉnh, thành: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam.
Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là gần 2.350 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn trên 172,5 tấn) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Địa bàn tỉnh Hưng Yên, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại hộ gia đình ông Dương Văn Vũ (trú tại xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên) và hộ gia đình ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hoà, huyện Yên Mỹ).
Tại tỉnh Thái Bình, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện kịp thời tại một số hộ chăn nuôi tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà.
Theo đó vào ngày 12/2, trên địa bàn xã Đông Đô, huyện Hưng Hà xảy ra tình trạng lợn ốm chết bất thường, cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã xuống trực tiếp kiểm tra, xác minh thông tin, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán dịch bệnh. Kết quả, lợn ốm chết dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Sau khi có ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Đông Đô, Chi Cục chăn nuôi và thú y tỉnh Thái Bình đã nhanh chóng tiến hành công tác tiêu hủy lợn bệnh. Đồng thời, tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng vào ổ dịch, khử trùng trên diện rộng và tăng cường giám sát.
Đến ngày 25/2, UBND huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cũng đã thông báo xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Lô Giang. Theo đó, xã có 399 hộ chăn nuôi 4.774 con lợn. Đến hết ngày 23/2, huyện đã tiêu hủy 116 con lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi của 10 hộ gia đình trên địa bàn xã.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, ông Đặng Trọng Thăng, đã yêu cầu dừng các hoạt động buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm từ lợn; các hộ chăn nuôi lợn đóng cửa chuồng trại, không tái đàn.
Trong đó, địa phương mới nhất là Hà Nam, bệnh ASF được phát hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng. Toàn bộ 15 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn. Cục Thú y phối hợp với địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Ngày 27/2, gia đình ông Chu Văn Vỹ, thôn Chanh, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng có 5 trên tổng số 15 con lợn có biểu hiện dịch.
Sau khi nhận được tin báo, các đơn vị chức năng của tỉnh Hà Nam đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.
Đến ngày 28/2, kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả lợn châu Phi đối với cả 5 con lợn nhà ông Vỹ.
Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành tiến hành tiêu hủy toàn bộ 15 con lợn trong gia đình ông Chu Văn Vĩ theo đúng quy trình.
Theo Thứ trưởng Tiến, một trong những nguyên nhận khiến dịch lây lan là việc sáp nhập cơ quan thú y cấp huyện thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều tồn tại, bất cập.
Trong đó, các cơ sở không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắp bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh, không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng, không triển khai tiêm phòng vắc xin, không xử lý các trường hợp vi phạm...
Triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch
Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người, gia cầm, nhưng rất nguy hiểm, vì lợn mắc bệnh chết rất nhanh và không có vaccine phòng ngừa.
“Các giải pháp triển khai phải tổng hợp, phòng là chính, xây dựng dịch bản với dịch lan ra diện rộng. Tránh hoảng loạn, bán tháo bán chạy, hoặc người dân e ngại không ăn thịt lợn nữa”, Bộ trưởng Cường nói.
Bộ trưởng Cường cũng đề nghị các bộ ngành, địa phương siết toàn bộ vùng biên giới, vì nếu lan toả toàn tuyến, toàn ổ nhỏ lẻ sẽ cực kỳ nguy hiểm. Có phương án ngăn ngừa dịch xâm nhiễm qua hải cảng, sân bay.
Về hỗ trợ bà con có lợn bị tiêu hủy, Bộ trưởng Cường cho rằng, cần tương thích với giá thị trường, chẳng hạn giá của lợn cái phải khác… “Hỗ trợ phải tức thì, chứ không chờ mấy tháng sau, đau đẻ không thể chờ sáng trăng, nguồn hỗ trợ từ dự phòng thiên tai dịch bệnh, bà con tránh bán tháo, mới hạn chế được dịch lây lan”, Bộ trưởng Cường nói.
Triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong cuộc họp khẩn sáng nay. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và PTNT, các bộ ngành, các địa phương triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch theo Công điện của Thủ tướng; làm tốt thông tin truyên truyền, để người dân nắm rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh, hạn chế dịch bệnh la ra diện rộng.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương huy động hệ thống chính trị vào cuộc, có biện pháp hỗ trợ phòng chống dịch, hỗ trợ người chăn nuôi trong phạm vi của địa phương.
Các địa phương tuyên truyền, động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 không: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).